Giải chi tiết Sinh học 12 KNTT bài 32 Thực hành Thiết kế một hệ sinh thái nhân tạo

Hướng dẫn giải chi tiết bài 32 Thực hành Thiết kế một hệ sinh thái nhân tạo sách mới Sinh học 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Thiết kế được một bể nuôi cá cảnh vận dụng hiểu biết hệ sinh thái.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ

  • Máy tính hoặc giấy A0, bút dạ, thước kẻ để thiết kế mô hình hệ sinh thái.

  • Bể cá hoặc các dụng cụ chứa nước có dung tích lớn sẵn có.

  • Dụng cụ lấy nước và đựng nước: xô, chậu, gáo múc nước. 

  • Dụng cụ rửa cát, sỏi: rổ và rá có mắt nhỏ.

  • Cát, sỏi.

  • Vật trang trí, máy sục khí oxygen và máy lọc nước (nếu có).

  • Thiết bị chụp ảnh để lưu lại tiến trình làm việc và sản phẩm.

2. Mẫu vật

Một số loài thực vật thuỷ sinh (rong đuôi chó, bèo hoa dâu,...), một số động vật thuỷ sinh (cá bảy màu, cá vàng,...).

III. NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Tiến hành thiết kế bể nuôi cá cảnh theo các bước sau:

  • Bước 1: Thiết kế cấu tạo của bể cá cảnh.

  • Bước 2: Rửa sạch cát, sỏi. Rải cát, sỏi đã rửa sạch làm nền cho đáy bể.

  • Bước 3: Cho nước sạch vào bể.

  • Bước 4: Lắp đặt hệ thống sục khí oxygen và máy lọc nước (nếu có). 

  • Bước 5: Lắp các vật trang trí.

  • Bước 6: Bố trí thực vật thuỷ sinh.

  • Bước 7: Thả động vật thuỷ sinh vào bể.

  • Bước 8: Vận hành hệ thống sục khí oxygen và máy lọc nước.

  • Bước 9: Theo dõi hoạt động của bể cá.

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Gợi ý viết báo cáo)

1. Mục đích

Thiết kế được một bể nuôi cá cảnh vận dụng hiểu biết hệ sinh thái.

2. Kết quả và giải thích

  • Bể nuôi cá bao gồm cá vàng, cá dọn bể, bèo tấm, rong, cây lá dứa.

  • Các loại cá hoạt động bình thường, khỏe mạnh. Cá vàng có kích thước lớn hơn có hiện tượng ăn thịt những con cá vàng nhỏ yếu hơn do chúng có thói quen ăn thịt đồng loại.

  • Cá vàng háu ăn và tìm mồi liên tục, cùng với đó là bài tiết thường xuyên, cá dọn bể sẽ loại bỏ các chất thải đó và lượng thức ăn thừa, vì vậy nước cũng lâu đục hơn, tuy nhiên để đảm bảo cá phát triển bình thường thì nên dọn dẹp 1 tuần/lần.

  • Thi thoảng khi cho ăn chậm, cá vàng sẽ cắn các cây, trong đó, bèo tấm có khả năng tự phục hồi. Cho dù không ăn thì đôi khi cá vàng cũng thích nhổ bật gốc cây.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Vì sao bể cá cảnh của nhóm em thiết kế có thể coi là một hệ sinh thái?

Bài làm chi tiết:

Bể cá cảnh của nhóm em thiết kế có thể coi là một hệ sinh thái vì bể cá cảnh có nhiều loài sinh vật khác nhau, chúng tương tác với nhau và tương tác với môi trường xung quanh, giữa chúng có vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng (ví dụ: chất thải của cá là chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh, cây thủy sinh cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho cá). Ngoài ra, các nhân tố vô sinh (ví dụ: nhiệt độ nước, pH,...) cũng có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của các sinh vật.

Tìm kiếm google:

Giải sinh học 12 Kết nối tri thức, giải bài 32 Thực hành Thiết kế một hệ sinh học 12 Kết nối tri thức, giải sinh học 12 Kết nối tri thức bài 32 Thực hành Thiết kế một hệ

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net