Giải sách bài tập GDCD 8 cánh diều bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Hướng dẫn giải bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại SBT giáo dục công dân 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Em hãy quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây nói về tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại nào.

Giải sách bài tập GDCD 8 cánh diều bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Hướng dẫn trả lời:

  • Tranh 1: cháy rừng
  • Tranh 2: nổ bình ga

  • Tranh 3: vứt tàn thuốc lá dưới cột điện có thể gây cháy và chập điện

  • Tranh 4: phun hóa chất độc hại lên hoa quả 

2. Theo em, hiện tượng nào dưới đây không phải là tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? 

A. Ngộ độc thực phẩm. 

B. Nổ bình ga.

C. Sử dụng hoá chất để nghiên cứu. 

D. Cháy rừng.

Hướng dẫn trả lời:

 

A

3. Theo em, hành vi nào dưới đây không phải là nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, chảy, nổ và các chất độc hại? 

A. Vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định

B. Giao nộp bom, mìn cho cơ quan nhà nước.

C. Quên tắt bếp ga sau khi nấu ăn. 

D. Tự chế pháo hoa để bắn.

Hướng dẫn trả lời:

B

4. Theo em, nội dung nào dưới đây không nói về hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? 

A. Gây thiệt hại về tài sản. 

B. Làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. 

C. Tổn hại đến sức khoẻ.

D. Không ảnh hưởng đến môi trường. 

Hướng dẫn trả lời:

D

5. Theo em, để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta không được làm gì? 

A. Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật. 

B. Tự ý sử dụng vũ khí khi cần thiết. 

C. Sử dụng hoá chất trong sản xuất theo quy định của pháp luật. 

D. Ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng. 

Hướng dẫn trả lời:

B

6. Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây? 

A. Tai nạn cháy, nổ chỉ để lại hậu quả cho bản thân cá nhân. 

B. Mọi người không được sử dụng vũ khi khi chưa được cho phép.

C. Bất cứ ai cũng có quyền đi vào khu vực có chứa vật liệu cháy 

D. Chất phỏng xạ không phải là chất độc hại cho con người. 

Hướng dẫn trả lời:

B

7. Những ý kiến nào dưới đây là đúng hay sai theo quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Cá nhân được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ.

  

B. Cá nhân bảo quản vũ khí phải được đào tạo, huấn luyện.

  

C. Cá nhân được sản xuất các chất nguy hiểm về cháy, nổ. 

  

D. Cá nhân sử dụng thuốc trừ sâu phải theo danh mục quy định của cơ quan nhà nước.

  

E. Cá nhân không cất giữ các hoá chất nguy hiểm.

  

G. Cá nhân được sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản thực phẩm.

  

Hướng dẫn trả lời:

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Cá nhân được sở hữu vũ khí, vật liệu nổ.

 

X

B. Cá nhân bảo quản vũ khí phải được đào tạo, huấn luyện.

X

 

C. Cá nhân được sản xuất các chất nguy hiểm về cháy, nổ. 

 

X

D. Cá nhân sử dụng thuốc trừ sâu phải theo danh mục quy định của cơ quan nhà nước.

X

 

E. Cá nhân không cất giữ các hoá chất nguy hiểm.

X

 

G. Cá nhân được sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản thực phẩm.

 

X

9. Thông tin 

BUỔI SÁNG KINH HOÀNG

Một buổi sáng mùa hè năm 2000, nắng như dát vàng lên vùng cát thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Lại lúc đó 10 tuổi, cùng ba người em họ đi dọc triền cát gần nhà nhặt phế liệu để đổi kem. 

Cả nhóm đang thoải bước thì nhìn thấy một vật kim loại hình tròn, gi sét, nằm lộ thiên trên cát. Lai vốn dạn dĩ nên tiến lại gần, nhặt lên ngó thứ rồi bất ngờ gõ mạnh vật kia vào đá. Một tiếng nổ chát chúa vang lên, xoá tan sự tĩnh lặng vốn có nơi miền biển này. Cả người Lai nóng ran, mắt không nhìn thấy, chân lẫn tay như bị một khối nặng vô hình ghi lấy. Nằm trên cát, Lai nghe tiếng bước chân ngày một gần hơn. Mùi tanh của máu, mùi thuốc súng cử làm lợm trong cổ họng. Rồi tiếng khóc, tiếng kêu gào thảng thốt của người thân bên tại Lai. 

Vụ nổ bom bi năm ấy đã khiến hai người em họ của Lai chết thương tâm, người em còn lại bị thương nhẹ. Riêng Lai bị cụt gần nửa cánh tay phải, tay trái bị bom “tiện” mất ngón cái. Chân phải của Lai “rụng” ngang gối, chân trái mất bàn chân. Những hạt bi sắt trong quả bom bi còn khiến mắt phải của Lai bị hỏng, mắt trái tổn thương thị lực chỉ còn 3/10. Trong vụ nổ này, sức khoẻ của Lai bị tổn hại đến 86%. 

(Theo Đức Nghĩa, nld.com.vn, ngày 12/4/2021)

a) Em nhận xét thể nào về hành vi của Lại? Hành vi đỏ đã gây ra hậu quả gì cho Lai và mọi người xung quanh?

b) Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc thông tin trên? 

Hướng dẫn trả lời:

a) Nhận xét về hành vi của Lai:

  • Lai là người dạn dĩ, nhưng hành động của cậu không suy xét kỹ trước khi động vào vật kim loại lạ. Lai nên cẩn trọng hơn và không nên tò mò đụng chạm vào những vật lạ không biết nguồn gốc.

  • Việc không hiểu rõ vật kim loại lạ đó có thể gây nguy hiểm và không đúng cách đánh giá rủi ro trước khi thực hiện hành động là một sự thiếu ý thức về an toàn.

Hành vi không suy xét kỹ và thiếu ý thức về an toàn của Lai đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

  • Hai người em họ của Lai đã chết thương tâm, và Lai bị thương nặng, mất nửa cánh tay phải, mất ngón cái, chân phải bị cụt ngang gối, mất bàn chân, và thị lực mắt bị tổn thương.

  • Vụ nổ đã gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tinh thần của Lai và người thân xung quanh. Sự mất mát và thương tâm từ sự cố này có thể để lại hậu quả lâu dài về tâm lý và tinh thần cho những người tham gia sự cố và gia đình họ.

  • Vì tổn thương nghiêm trọng, Lai phải đối mặt với những hạn chế về sức khỏe và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, cũng như tương lai của cậu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những hậu quả vĩnh viễn của vụ nổ.

b) Bài học rút ra cho bản thân:

  • Em cần hiểu rõ về tầm quan trọng của an toàn và tỉnh táo đánh giá rủi ro trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Đồng thời, em cần có ý thức trách nhiệm vì hành động của mình có thể ảnh hưởng đến chính bản thân và người khác.

  • Em không nên tò mò hoặc chạm vào những vật lạ không biết nguồn gốc, đặc biệt là những vật có thể liên quan đến an toàn, để tránh rủi ro không đáng có.

10. Thông tin 

Ngày 21/7/22, Phỏng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an thành phố H cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ K có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (các loại súng K54, K59, Shotgun, các loại súng có sức sát thương tương tự,...) cho các đối tượng ở tỉnh H, tỉnh Q và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, K còn có biểu hiện chế tạo trái phép các loại súng quân dụng. 

Cụ thể, ngày 17/7, lực lượng công an bắt quả tang tại khu vực trước cửa nhà trên đường N thuộc tỉnh H một chiếc xe máy do M điều khiển chở K. Lúc này, K đang ôm một bao dứa bên trong có để 2 khẩu súng (dạng súng K59) và một vỏ bao thuốc lá Thăng Long bên trong có hai viên đạn.

Tại cơ quan công an, K khai nhận: Do cần tiền nên K này sinh ý định chế tạo vũ khí (súng quân dụng) để bán kiếm tiền. K đã lên mạng YouTube để nghiên cứu, tìm hiểu các video dạy cách chế tạo súng và rủ H — người có máy hàn và có nghề hàn cùng tham gia. Theo thoả thuận, K sẽ trả cho H từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng sau khi chế tạo và bán được súng. 

Tiếp đó, K đến chợ tìm mua những nguyên, vật liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động chế tạo súng như máy mài, máy cắt, inox, lò xo, Ê tô, mũi khoan,... và mang đến nhà H để cùng gia công, chế tạo súng. 

Quá trình chế tạo, K vẽ mô hình súng ra giấy và miếng inox để tạo các phối sau đó ráp lại các vật liệu phôi chế tác thành cấu tạo khẩu súng, còn H hàn các mối hàn, phôi ráp lại chi tiết khẩu súng. Sau khi chế tạo súng hoàn thành, K dùng giấy ráp đánh bóng khẩu súng và cất giấu tại nhà của M. (Theo Hoàng Dương – Phương Linh, tienphong.vn, ngày 21/7/2022) 

a) Xác định các biểu hiện về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, chế tạo trái phép các loại súng quân dụng của K và H trong thông tin trên. 

b) Em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

Hướng dẫn trả lời:

a) Xác định các biểu hiện về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, chế tạo trái phép các loại súng quân dụng của K và H:

Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng:

  • K có hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng, bao gồm các loại súng như K54, K59, Shotgun và các loại súng có sức sát thương tương tự.

  • K mua bán trái phép vũ khí quân dụng cho các đối tượng ở tỉnh H, tỉnh Q và các tỉnh lân cận.

Chế tạo trái phép các loại súng quân dụng:

  • K có hành vi chế tạo trái phép các loại súng quân dụng.

  • K nghiên cứu, tìm hiểu các video trên YouTube về cách chế tạo súng.

  • K kết hợp với H, người có máy hàn và có nghề hàn để chế tạo súng.

  • K và H mua các nguyên liệu, vật liệu và dụng cụ cần thiết để chế tạo súng.

  • K và H sử dụng các mô hình và vật liệu để tạo các phối sau đó ráp lại thành cấu tạo khẩu súng.

b) Từ câu chuyện trên, em có thể rút ra các bài học sau cho bản thân: Việc tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và chế tạo trái phép các loại súng quân dụng là vi phạm pháp luật và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả bản thân và xã hội. Vì vậy, em cần luôn tuân thủ pháp luật và đạo đức, không tham gia vào bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào.

11. H thường nấu cơm giúp bố mẹ sau khi tan học. Dù được bố mẹ và mọi người nhạc nhở rất nhiều lần khi nấu ăn bằng bếp ga cần phải đứng cạnh bếp để theo dõi, nhưng H không nghe lời, Vì vậy, khi đang nấu ăn, H đã chạy lên nhà xem ti vi dẫn tới khi gia rò rỉ không được xử lí kịp thời đã phát nổ và ngọn lửa lan nhanh ra các phòng trong nhà.

a) Em hãy nhận xét hành vi của H về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ.

b) Theo em, hành vi của H số dẫn đến những hậu quả gì? 

Hướng dẫn trả lời:

a) Nhận xét hành vi của H về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ: Hành vi của H là không chấp hành các biện pháp phòng ngừa tai nạn cháy và nổ, đặc biệt là việc không tuân thủ việc phải đứng cạnh bếp để theo dõi khi nấu ăn bằng bếp ga. Việc chạy lên nhà xem ti vi trong lúc đang nấu ăn đã tạo điều kiện cho sự cố gia rò rỉ không được phát hiện và xử lí kịp thời.

b) Hậu quả: có thể dẫn đến cháy nhà, thiệt hại về người và tài sản

12. Trường của G tổ chức cuộc thi tuyển truyền về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. G cho rằng, học sinh không cần tham gia cuộc thi này vì đã có các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ đó. 

Em có đồng tình với suy nghĩ của G không? Vì sao? 

Hướng dẫn trả lời:

Em không đồng tình với G vì tham gia vào cuộc thi này có thể giúp học sinh nắm bắt kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, và cách ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Điều này không chỉ là kiến thức hữu ích trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể cứu mạng người trong những tình huống nguy hiểm.

13. Thời gian gần đây, giá xăng tiếp tục tăng cao, anh P đã mang các vật liệu lưu trữ như can, thùng nhựa để đến các cửa hàng xăng dầu mua tích trữ về sử dụng dần. Anh P cho rằng làm như thế sẽ tiết kiệm được tiền và có thể bán cho mọi người khi cần thiết. 

a) Theo em, hành vi của anh P có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa chảy, nổ không? Vì sao? Anh P sẽ phải chịu hậu quả gì từ hành vì của mình? 

b) Nếu là người thân của anh P, em sẽ làm gì? 

Hướng dẫn trả lời:

a) Hành vi của anh P vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa cháy, nổ vì theo Điều 13 Luật Phòng chảy, chữa cháy năm 2001 (Sửa đổi, bo sung năm 2013), sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi của anh P có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 32 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ bị phạt tiền từ 15 000 000 đến 25 000 000 đồng, Về trách nhiệm hình sự: Hành vi tích trữ xăng dầu của anh P có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong đó, tuỳ theo mức độ, tính chất của hành vi, người vì phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù đến 12 năm; có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng, cấm đảm nhiệm chức cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

b) Nếu là người thân của anh P, em sẽ khuyên anh P không nên tích trữ xăng dầu vì có thể gây thiệt hại về tài sản, nguy hiểm cho bản thân, gia đình, mọi người xung quanh và ô nhiễm môi trường

14. Gần Tết, anh D đã mua 2 bánh pháo về cất giấu trong bếp để đốt đêm giao thừa. Tuy nhiên, do không may, tàn lửa bay vào nên hai bánh pháo đã phát nổ phá tan căn bếp nhà anh D. 

Theo em, hành vì của anh D có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn chảy, nổ không? Hậu quả của hành vi đỏ là gì? 

Hướng dẫn trả lời:

Hành vi của anh D vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ vì khoản 2 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định các hành vi nghiêm cấm quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ và công cụ hỗ trợ “Nghiên cứu, chế xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử tao, san dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ”. Do đó, trong trường hợp này, anh D sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo điểm e khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; “Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo”.

15. Phát hiện ông S có thu mua bom, mìn, đạn và cất giấu trong cửa hàng phế liệu của gia đình, nhưng bà T không báo cho các cơ quan chức năng, vì cho rằng không liên quan đến mình. 

Theo em, hành vi của ông 5 và bà T có vi phạm quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí không? Vì sao? 

Hướng dẫn trả lời:

Hành vi của ông S và bà T vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí theo quy định của Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Cụ thể: Hành vi của ông S vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 “Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất. mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ ho trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ”. Hành vi của bà T vi phạm khoản 12 Điều 5 Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 về hành vi “Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bản, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ”. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi thì ông S và bà T có thể bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

16. Công ty B chuyên sản xuất các hóa chất công nghiệp phục vụ việc tây rửa. Trong thành phần của sản phẩm nước tẩy rửa do công ty sản xuất lại có chứa một số chất độc hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty lại không cung cấp các thông tin về hóa chất độc hại đó trên thông bảo vệ thành phần sản xuất, dẫn tới sau khi sử dụng một thời gian người tiêu dùng đã bị nhiễm độc. 

Theo em, hành vi của công ty B có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại không? Vì sao? 

Hướng dẫn trả lời:

Hành vi của công ty B vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại, vì khoản 3 Điều 7 Luật Hoá chất năm 2018 quy định các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất “Sử dụng hoá chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hoá chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quán thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hoá chất tiêu dùng”.

17. Khi thấy vợ mình là chị H để các thùng hoa quả lên xe ô tô vừa chở hoá chất để vận chuyển đi các tỉnh, anh K đã khuyên ngăn với lí do là việc làm đó sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chị H không đồng ý vì cho rằng hoa quả đã được đóng thùng và chỉ để trên xe một thời gian ngắn nên không có hại gì cho mọi người. 

a) Em hãy nhận xét về hành động của anh K. 

b) Theo em, hành vi của chị H có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do các chất độc hại không? Nếu có, hậu quả mà chị H phải chịu trách nhiệm là gì? 

Hướng dẫn trả lời:

a) Hành vi khuyên ngăn của anh K là đúng đắn, nhằm ngăn chặn hậu quả tai nạn do hoá chất độc hại gây ra cho mọi người trong quá trình sử dụng hoa quả do vợ mình bán. 

b) Hành vi của chị H vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do hoá chất độc hại. Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định hành vi bị cấm là “Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu, thực phẩm” và điểm c khoản 1 Điều 21 “Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm”. Hành vi của chị H có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể bị phạt tiền từ 7 000 000 đồng đến 10 000 000 theo khoản 3 Điều 10 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP “Phạt tiền từ 7.000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm” và cần có biện pháp khắc phục. Tuỳ theo tính chất, mức độ, hành vi của chị H còn có thể bị xử lí vi phạm hình sự.

18. Theo em, để phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, mỗi học sinh cần làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Để phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, mỗi học sinh cần thực hiện các biện pháp an toàn sau đây:

  • Tuân thủ các quy tắc an toàn: Học sinh cần tuân thủ các quy tắc an toàn được giáo viên và nhà trường đưa ra. Điều này bao gồm việc không mang vũ khí đến trường, không chơi trò chơi nguy hiểm, không sử dụng các chất độc hại, và tuân thủ quy định về cháy nổ tại trường.

  • Tham gia huấn luyện phòng cháy, cứu hỏa: Học sinh nên tham gia các buổi huấn luyện về phòng cháy, cứu hỏa mà nhà trường tổ chức. Điều này giúp học sinh nắm được cách ứng phó khi có sự cố về cháy nổ và biết cách sử dụng các thiết bị dập lửa một cách đúng cách.

  • Báo cáo ngay khi phát hiện tình huống nguy hiểm: Nếu học sinh phát hiện có vũ khí, chất độc hại hoặc nguy cơ cháy nổ tại trường hoặc trong cộng đồng, họ nên báo cáo ngay lập tức cho giáo viên, nhà trường hoặc các cơ quan chức năng.

  • Sử dụng đúng cách các thiết bị điện: Khi sử dụng các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng, điện thoại di động, học sinh cần đảm bảo sử dụng đúng cách và kiểm tra các thiết bị trước khi sử dụng để tránh nguy cơ chập điện hoặc cháy nổ.

  • Không sử dụng các chất độc hại: Học sinh cần hạn chế sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy hoặc các chất hóa học nguy hiểm. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và tránh các tai nạn không đáng có.

  • Thực hiện các biện pháp an toàn trong thực tế và thí nghiệm: Khi thực hiện thí nghiệm hoặc công việc đòi hỏi sử dụng các chất độc hại hoặc chất nổ, học sinh cần tuân thủ hướng dẫn của giáo viên và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập công dân 8 cánh diều, Giải SBT công dân 8 CD bài 9, Giải sách bài tập GDCD 8 CD bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net