Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 cánh diều bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hướng dẫn giải bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ SBT Lịch sử và địa lí 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Lựa chọn đáp án đúng trong các câu hỏi từ 1 đến 3.

Câu 1. Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: 

A. Kinh, Mường, Tày, Ê đê,...

B. Thái, Mông, Dao, Kinh,...

C. Thái, Gia Rai, Mông, Dao,... 

D. Kin, Nùng, Tày, Ba Na,...

Hướng dẫn trả lời:

B. Thái, Mông, Dao, Kinh,...

Câu 2. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông nào dưới đây?

A. Sông Hồng                                      B. Sông Chảy

C. Sông Đà                                          D. Sông Lô

Hướng dẫn trả lời:

C. Sông Đà                      

Câu 3. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là:

A. than đá, sắt, thiếc, a-pa-tit

B. than đá, sắt, thiếc, bô-xít

C. than đá, sắt, thiếc, vàng

D. than đá, sắt, thiếc, đồng

Hướng dẫn trả lời:

A. than đá, sắt, thiếc, a-pa-tit

Câu 4. Ghép các từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong đoạn văn dưới đây để có thông tin đúng về dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

A. đô thị                               B. Trung du

C. nhiều                               D. thưa thớt

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có ...(1)... dân tộc cùng chung sống. Đây là nơi có dân cư ...(2)... Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa miền núi và ...(3)... Ở vùng thấp và các ...(4)..., dân cư đông hơn vùng cao.

Hướng dẫn trả lời:

1 - C. nhiều             

2 -  D. thưa thớt

3 - B. Trung du

4 - A. đô thị                        

Câu 5. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các bước làm ruộng bậc thang.

A. San sườn núi hoặc sườn đồi thành các mặt bằng ruộng.

B. Làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

C. Chọn sườn núi hoặc sườn đồi có nguồn nước.

Hướng dẫn trả lời:

C. Chọn sườn núi hoặc sườn đồi có nguồn nước.

A. San sườn núi hoặc sườn đồi thành các mặt bằng ruộng.

B. Làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

Câu 6. Cho biết các câu dưới đây về một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là đúng hay sai.

A. Chợ phiên vùng cao họp vào tất cả các ngày trong tuần.

B. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa của người dân.

C. Hoạt động chính của lễ hội Lồng Tồng là nghi lễ xuống đồng.

D. Lễ hội Lồng Tồng có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn,...

E. Xòe Thái là loại hình hát truyền thống, đặc sắc của người Thái.

G. Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất.

Hướng dẫn trả lời:

A. Chợ phiên vùng cao họp vào tất cả các ngày trong tuần. => SAI

B. Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa của người dân. => ĐÚNG

C. Hoạt động chính của lễ hội Lồng Tồng là nghi lễ xuống đồng. => ĐÚNG

D. Lễ hội Lồng Tồng có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn,... => ĐÚNG

E. Xòe Thái là loại hình hát truyền thống, đặc sắc của người Thái. => SAI

G. Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. => ĐÚNG

Câu 7. Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp:

Cột ACột B
1. Địa hình dốc A. Khai thác khoáng sản
2. Sông dốc, nhiều nước

B. Làm ruộng bậc thang

3. Nhiều loại khoáng sản  

  C. Xây dựng các công trình thủy điện

 

Hướng dẫn trả lời:

1. Địa hình dốc - B. Làm ruộng bậc thang

2. Sông dốc, nhiều nước - C. Xây dựng các công trình thủy điện

3. Nhiều loại khoáng sản - A. Khai thác khoáng sản

Câu 8. Quan sát các hình dưới đây:

a) Lựa chọn và tìm hiểu về một nét văn hóa đặc sắc của một trong các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Nếu là học sinh thuộc dân tộc đó, em sẽ làm gì để giữ gìn nét văn hóa này?

Hướng dẫn trả lời:

  1. Gợi ý:

  • Giới thiệu về lễ hội Gầu tào:

  • Dân tộc: Mông

  • Thời gian tổ chức: mùng 1 Tết đến ngày 15 tháng giêng.

  • Mục đích: cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng.

  • Nét đặc sắc của lễ hội: là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông. Lễ hội gồm hai phần: 

  • Ở phần lễ, trước đó gia chủ trồng một cây nêu (cây trúc hoặc cây mai), trên thân cây có dán giấy đỏ hoặc vàng; cắt hình nhân treo lên ngọn cây nêu. Vào lễ, gia chủ chuẩn bị một mâm cúng gồm 1 chiếc đầu lợn, 1 đôi gà trống mái tất cả đều được luộc chín; cùng với một bát cơm, quả trứng, đĩa xôi, một bó lúa, một bó bắp ngô và chút hương, giấy bản... để tạ ơn trời đất, thần linh đã cho gia đình, làng bản mạnh khỏe, hạnh phúc, mùa màng bội thu. 

  • Trong hội Gầu Tào thì phần hội là vui nhất với rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn của dân tộc Mông, tiêu biểu như: Đánh yến, đánh sảng, đánh cù, đấu võ, đua ngựa, bắn nỏ, múa khèn, thổi sáo, chọi chim, chọi gà, thi hát đối giao duyên.... Hội thi hấp dẫn nhất và cũng là nơi để các chàng trai Mông trổ tài múa khèn.

  • Giới thiệu về Hát then

  • Dân tộc: Tày, Nùng, Thái

  • Thời gian: thường diễn ra trong các nghi lễ, ngày hội, dịp vui của người dân tộc. 

  • Đặc điểm: Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là “điệu hát thần tiên”, điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời.

  • Theo quan niệm người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Hát Then của người Tày phản ánh chuyện từ đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… 

  • Các nghi lễ cúng Then và hát Then của người Nùng thường diễn ra trong 2 ngày đêm với các nội dung như: Lễ cúng tổ tiên, hành trình lên mời Ngọc Hoàng... Trong thời gian diễn ra nghi lễ, âm nhạc luôn được biểu diễn với nhiều làn điệu phù hợp với từng phần lễ. 

  • Then của người Thái bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nên Then thẩm thấu những giá trị văn hoá lâu đời, mang tính nhân văn sâu sắc. Hát Then không chỉ giải quyết vấn đề tín ngưỡng, mà còn răn dạy con người; ngợi ca đạo đức; phê phán thói hư tật xấu; thể hiện tình yêu nam nữ hay ngợi ca tình yêu thiên nhiên, đất nước…

  1. Để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình, em có thể: 

 

  • Thực hiện đúng các quy định khi tham gia lễ hội.

  • Hướng dẫn cho bạn bè thuộc các dân tộc khác hoặc du khách hiểu thêm về lễ hội và tham gia các hoạt động, trò chơi trong lễ hội.

  • Giới thiệu, tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị và vẻ đẹp của lễ hội đó.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí cánh diều, Giải SBT Lịch sử và địa lí 4 CD bài 4, Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 CD bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 4 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com