Giải sách bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Hướng dẫn giải bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em SBT Lịch sử và địa lí 4 Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Dựa vào hình 1 trang 14 SGK, hãy:

  • Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp với địa phương em

  • Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp với địa phương em (nếu có)

Hướng dẫn trả lời:

Em sinh sống ở thành phố Hà Nội

  • Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp với địa phương em: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ

  • Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp với địa phương em (nếu có): Không tiếp giáp

Bài tập 2: Điền thông tin vào chỗ trống (…) sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình, sông, hồ  của địa phương em. 

  • Tỉnh hoặc thành phố ……………… có độ cao trung bình ……………. Dạng địa hình chính là ……………………………………………………………………………

  • Một số sông chảy qua địa bản tỉnh hoặc thành phố là………………………

  • Một số hồ lớn là …………………………………………………………….

Hướng dẫn trả lời:

  • Tỉnh hoặc thành phố Hà Nội có độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển. Dạng địa hình chính là đồng bằng

  • Một số sông chảy qua địa bản tỉnh hoặc thành phố là sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Tô Lịch…

  • Một số hồ lớn là hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu,…

Bài tập 3: Hoàn thành bảng dưới đây về đặc điểm khí hậu của địa phương em.

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

………………………………………………

Lượng mưa trung bình năm (mm)

………………………………………………

Các mùa trong năm

- Mùa ………., từ tháng ….. đến tháng …….

- Mùa ………., từ tháng ….. đến tháng …….

Đặc điểm các mùa trong năm (Nóng hay lạnh, mưa nhiều hay ít)

- Mùa ……..: ……………………………….

- Mùa ……..: ……………………………….

Hướng dẫn trả lời:

Thành phố Hà Nội:

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

23.6ºC

Lượng mưa trung bình năm (mm)

1800mm

Các mùa trong năm

- Mùa Xuân, từ tháng 2 đến tháng 4

- Mùa Hạ, từ tháng 5 đến tháng 7

- Mùa Thu, từ tháng 8 đến tháng 10

- Mùa Đông, từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau

Đặc điểm các mùa trong năm (Nóng hay lạnh, mưa nhiều hay ít)

- Mùa Xuân: lạnh, mưa phùn nhiều

- Mùa Hạ: nóng, mưa nhiều

- Mùa Thu: thời tiết khá mát mẻ, mưa ít

- Mùa Đông: lạnh, mưa ít

Bài tập 4: Hãy kể tên:

  • Một số cây trồng ở địa phương em:

  • Một số vật nuôi ở địa phương em:

  • Một số ngành công nghiệp ở địa phương em:

  • Một số địa điểm du lịch ở địa phương em:

  • Một số tuyến đường giao thông ở địa phương em:

Hướng dẫn trả lời:

Thành phố Hà Nôi:

  • Một số cây trồng ở địa phương em: Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…

  • Một số vật nuôi ở địa phương em: gà, vịt, chó, mèo

  • Một số ngành công nghiệp ở địa phương em: nhiều khu công nghiệp nổi tiếng như: khu công nghiệp công nghệ sinh học cao; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Bắc Thăng Long,…

  • Một số địa điểm du lịch ở địa phương em: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Nhà Tù Hỏa Lò, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long,…

  • Một số tuyến đường giao thông ở địa phương em: Một số tuyến đường cao tốc hướng tâm, gồm: Hà Nội - Hải Phòng; Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn,…

Bài tập 5: Nêu một số hành động bảo vệ môi trường địa phương mà em có thể thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

  • Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

  • Không để nước chảy không cần thiết khi rửa tay, rửa bát, rửa xe

  • Tắt đèn, quạt và thiết bị điện khi không sử dụng.

  • Sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ thay vì ôtô cá nhân.

  • Tham gia hoạt động giáo dục và tạo nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường đối với cộng đồng.

Bài tập 6: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em

Hướng dẫn trả lời:

Hoàng Thành Thăng Long, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Hà Nội, là một trong những di tích lịch sử quan trọng và đẹp mắt của Việt Nam. Với hơn 1,000 năm lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đánh dấu sự thăng trầm, thay đổi và phát triển của đất nước qua các thời kỳ.

Hoàng Thành Thăng Long là một hệ thống kiến trúc phức tạp gồm các cổng vào, lâu đài, điện thờ và các công trình khác, tạo nên một không gian vừa linh thiêng vừa trang nghiêm. Điểm đáng chú ý nhất là Cửu Phủ Điện, nơi từng là nơi cư trú của vua chúa và các hoàng tử. Kiến trúc độc đáo và tường thành dày đặc mang trong mình những câu chuyện lịch sử và văn hóa đặc biệt của Việt Nam.

Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010, thể hiện tầm quan trọng về mặt lịch sử và nghệ thuật của nó. Đối với người dân và du khách, Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng, mà còn là một cửa sổ để khám phá và hiểu sâu hơn về quá khứ vĩ đại của đất nước.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải SBT Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 Kết nối bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net