Giải sách bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 28: Địa đạo Củ Chi

Hướng dẫn giải bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí SBT Lịch sử và địa lí 4 Kết nối. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng. 

1.1. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi? 

A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực. 

B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta. 

C. Nơi chế tạo, sản xuất các loại vũ khí. 

D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.  

Hướng dẫn trả lời:

C. Nơi chế tạo, sản xuất các loại vũ khí. 

1.2. Địa đạo Củ Chi có chiều dài bao nhiêu? 

A. Khoảng 250 km. 

B. 180 km. 

C. 150 km. 

D. 280 km

Hướng dẫn trả lời:

A. Khoảng 250 km. 

1.3. Đế quốc Mỹ không dùng biện pháp nào khi phá huỷ Địa đạo Củ Chi? 

A. Tiến hành nhiều cuộc càn quét hòng tìm ra vị trí các nắp hầm. 

B. Dội hàng nghìn tấn bom, chất độc hoá học xuống Củ Chi. 

C. Dùng đội quân chuột cống đánh địa đạo. 

D. Buộc quân ta phải tự phá huỷ địa đạo

Hướng dẫn trả lời:

D. Buộc quân ta phải tự phá huỷ địa đạo

Bài tập 2: Hoàn thành bảng về một số công trình tiêu biểu trong địa đạo Củ Chi

Tên công trình

Chức năng

Hầm cứu thương

Chữa bệnh cho các chiến sĩ

  
  
  

Hướng dẫn trả lời:

Tên công trình

Chức năng

Hầm cứu thương

Chữa bệnh cho các chiến sĩ

Bếp Hoàng Cầm

Làm tan hoặc loãng khói bếp khi nấu ăn nhằm tránh bị kẻ địch phát hiện.

Hệ thống hầm ngầm rộng

dự trữ vũ khí, lương thực; nơi họp bàn của bộ chỉ huy,…

Bài tập 3: Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng về hoạt động của quân và dân Củ Chi chống lại các cuộc càn quét của địch. 

 

Đào hầm dưới lòng đất.

 

Cho gạo vào cán cuốc rỗng khi đi làm đồng để tiếp tế cho du kích dưới địa đạo.

 

Đắp giả ụ mối nơi cửa lên xuống để ngụy trang.

 

Sử dụng xà phòng và quần áo của lính Mỹ để chó Béc-giê không phát hiện ra cửa hầm.

 

Dùng phương tiện hiện đại để đào địa đạo.

Hướng dẫn trả lời:

X

Đào hầm dưới lòng đất.

X

Cho gạo vào cán cuốc rỗng khi đi làm đồng để tiếp tế cho du kích dưới địa đạo.

X

Đắp giả ụ mối nơi cửa lên xuống để ngụy trang.

 

Sử dụng xà phòng và quần áo của lính Mỹ để chó Béc-giê không phát hiện ra cửa hầm.

 

Dùng phương tiện hiện đại để đào địa đạo.

Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng  4-5 câu) nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi

Hướng dẫn trả lời:

Địa đạo Củ Chi là một kỳ tích kiến trúc và lịch sử đầy ấn tượng. Khi xem những tranh ảnh, bài báo liên quan đến địa đạo Củ Chi, em không chỉ thấy lòng kính phục với sự sáng tạo và khả năng chống chọi của người dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, mà còn cảm nhận được sự kiên nhẫn và bền bỉ của họ. Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan vỹ đại của tinh thần yêu nước và sự hy sinh của con người, gợi lên trong tôi sự biết ơn và tự hào về quá khứ lẫy lừng của đất nước.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải SBT Lịch sử và địa lí 4 Kết nối, Giải sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 Kết nối bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com