Giải SBT Hoá học 10 Chân trời bài 10 Liên kết cộng hóa trị

Hướng dẫn giải bài 10 Liên kết cộng hóa trị - sách SBT hóa học 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 10.1. Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là

A. 3.         B. 2.             C. 1.            D. 4.

Hướng dẫn: Đáp án: A

 Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng  → có xu hướng góp chung 3 electron với 3 nguyên tử H.

Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là 3.

Bài tập 10.2. Biết nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, công thức electron của phân tử chlorine là:

Hướng dẫn: Đáp án: A

Nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Bài tập 10.3. Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. O2.        B. CO2.            C. NH3.            D. HCl

Hướng dẫn: Đáp án: A

Liên kết trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Bài tập 10.4. Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực là 

A. CO2.            B. H2O.           C. NH3.          D. C2F6

Hướng dẫn: Đáp án đúng là: D

Phân tử C2F6 vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực (liên kết giữa C và F), vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực (liên kết giữa C với C).

Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 10.5, 10.6, 10.7.

Bài tập 10.5. Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. Na – O.          B. O – H.             C. Na – C.           D. C – H.

Hướng dẫn: Đáp án: D

Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử 

  • Na - O: |0,93 - 3,44| = 2,51 > 1,7 → liên kết ion.
  • O - H: |3,44 - 2,2| = 1,24. Do 0,4 < 1,24 < 1,7 → liên kết cộng hóa trị phân cực.
  • Na - C: |0,93 - 2,55| = 1,62 Do 0,4 < 1,24 < 1,7 → liên kết cộng hóa trị phân cực.
  • C - H: |3,16 – 2,96| = 0,2 < 0,4 nên là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Bài tập 10.6. Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?

A. N – H.       B. N – F.         C. N – Cl.        D. N – Br.

Hướng dẫn: Đáp án: A

Do nguyên tử H có độ âm điện nhỏ nhất nên lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết N – H.

Bài tập 10.7. Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? 

A. C – H.          B. C – F.          C. C – Cl.           D. C – Br.

Hướng dẫn: Đáp án: B

Do nguyên tử F có độ âm điện lớn nhất nên liên kết C – F là phân cực nhất.

Bài tập 10.8. Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion? 

A. CH2O.              B. CH4.              C. Na2O.                 D. KOH.

Hướng dẫn: Đáp án: D

Hợp chất KOH chứa cả liên kết cộng hóa trị (liên kết O - H) và liên kết ion (giữa K và OH).

Bài tập 10.9. Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của

A. các orbital s với nhau

B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau

C. 1 orbital s và 2 orbital với nhau

D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.

Hướng dẫn: Đáp án: D 

Bài tập 10.10. Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị? 

A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.

B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.

C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.

D. Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực.

Hướng dẫn: Đáp án: C

Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh có thể dẫn điện.

Bài tập 10.11. Đặt độ dài các liên kết N – N, N = N và N ≡ N lần lượt là I1, Ivà I3. Thứ tự tăng dần độ dài các liên kết là:

A. I1; I2; I3.            B. I1; I3; I2.           

C. I2; I1; I3.            D. I3; I2; I1.

Hướng dẫn: Đáp án: D

Bài tập 10.12. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?

A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.

B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.

C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.

D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.

Hướng dẫn: Đáp án: C

Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.

Bài tập 10.13. Ammonia (NH3) khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn định của ammonia khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón ammonia khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.

Hướng dẫn:

Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử hydrogen có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Khi hình thành liên kết trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen góp 3 electron, mỗi nguyên tử hydrogen góp 1 electron hình thành 3 cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và 3 nguyên tử hydrogen như sau:

Bài tập 10.14. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của:

a. H2O.               b. NH3.         c. CO2

Hướng dẫn:

Bài tập 10.15. Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hóa mạng, phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Ozone xuất hiện ở tầng đối lưu và tầng bình lưu của khí quyển. Tùy thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên mà nó ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện diện liên kết cho – nhận. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone.

Hướng dẫn: Trong phân tử ozone có liên kết cho – nhận nên công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone lần lượt là

Bài tập 10.16. Ammonium  (NH4+) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở động vật. Với cá và động vật không xương sống dưới nước, ion ammonium được bài tiết trực tiếp vào nước. Ở động vật có vú, cá mập và động vật lưỡng cư, ion ammonium được chuyển đổi trong chu trình urea thành urea (NH2)2CO. Ở chim, bò sát và ốc trên cạn, ion ammonium được chuyển hóa thành uric acid. Ion ammonium là nguồn cung cấp nitrogen quan trọng cho nhiều loài thực vật. Trình bày liên kết cho – nhận trong ion ammonium.

Hướng dẫn: 

Liên kết cho – nhận trong ion ammonium:

Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có AO trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành NH4+. Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen là nguyên tử cho, ion H+ đóng vai trò nhận electron. Trong ion NH4+, bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau:

Bài tập 10.17. Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Cho ví dụ.

Hướng dẫn:

  • Giống nhau: Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị đều là nguyên nhân giúp các nguyên tử hình thành nên phân tử, trong đó các nguyên tử trong phân tử đều đạt được cơ cấu bền vững của khí hiếm gần nhất. Ví dụ:
    • Liên kết ion là nguyên nhân hình thành liên kết giữa nguyên tử sodium và nguyên tử chlorine để tạo nên phân tử sodium chloride. Trong phân tử sodium chloride các nguyên tử sodium và chlorine đều đạt cơ cấu bền vững giống khí hiếm.
    • Liên kết cộng hóa trị là nguyên nhân hình thành liên kết giữa hai nguyên tử chlorine tạo nên phân tử chlorine. Trong phân tử chlorine, nguyên tử Cl đã đạt cơ cấu bền vững giống khí hiếm.
  • Khác nhau:
Loại liên kếtLiên kết ionLiên kết cộng hoá trị
Bản chấtLà lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.Là sựtạo thành các cặp electron chung.
Điều kiện hình thành liên kết

Giữa các nguyên tố có bản chất hoá học khác hẳn nhau

Thường là các kim loại điển hình liên kết với các phi kim điển hình.

Xảy ra giữa các nguyên tố có bản chất hoá học giống nhau hoặc gần giống nhau.

Thường xảy ra giữa các nguyên tố phi kim các nhóm 4, 5, 6, 7.

Ví dụNa++Cl → NaCl

Bài tập 10.18. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nguy cơ làm tử vong ngay lập tức.

a. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.

b. Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?

c. Một gian phòng trống (25°C; 1 bar) có kích thước 3m × 4m × 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S. Tính nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này. Cho biết 1 mol khí ở 25°C và 1 bar có thể tích 24,79 L.

Hướng dẫn:

a) Công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S:

b) Nồng độ ppm (parts per million – thành phần phần triệu) của H2S trong không khí là số lít khí H2S có trong 1 000 000 L không khí.

Ví dụ nếu trong 1000 lít không khí có lẫn 0,1 lít H2S thì trong 1000000 lít không khí có

$\frac{1000000.0,1}{1000}=100 $ lít H2S.

Vậy nồng độ ppm của H2S trong không khí là 100 ppm.

c) Thể tích không khí = thể tích gian phòng = 3 . 4 . 6 = 72 $m^{3}$.

Thể tích của 10 gam H2S = $\frac{24,79.10}{34}$ = 7,3L

Trong 72 $m^{3}$ không khí tức 72 000 lít không khí có 7,3 lít H2S nên trong 1000000 lít không khí có $\frac{1000000.7,3}{72000}$ ≈ 101,389 lít H2S.

Vậy nồng độ H2S trong gian phòng là 101,38 ppm nên gây kích thích màng phổi.

Bài tập 10.19. Vẽ sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của nguyên tử chlorine trong sự hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen chloride (HCl).

Hướng dẫn:

Sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của nguyên tử chlorine trong sự hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen chloride (HCl):

Bài tập 10.20. Nhận xét mối tương quan giữa độ dài liên kết và năng lượng liên kết dựa theo bảng sau: 

 

C – C

C=C

C≡C

ĐỘ dài liên kết (Ao)

1,54

1,34

1,20

Năng lượng liên kết (kJ/mol)

347

614

839

Hướng dẫn:

Quan sát bảng ta thấy độ dài liên kết và năng lượng liên kết biến thiên tỉ lệ nghịch với nhau. Năng lượng liên kết càng lớn thì độ dài liên kết càng ngắn và ngược lại.

Bài tập 10.21. Giải thích vì sao độ âm điện của nitrogen là 3,04 xấp xỉ với độ âm điện của chlorine là 3,16 nhưng ở điều kiện thường, nitrogen kém hoạt động hơn nhiều so với chlorine.

Hướng dẫn:

Tuy có độ âm điện xấp xỉ nhau nhưng phân tử nitrogen có liên kết ba (N ≡ N), còn phân tử chlorine chỉ có liên kết đơn (Cl – Cl) nên phân tử nitrogen có năng lượng liên kết (945 kJ/ mol) lớn hơn nhiều so với phân tử chlorine (243 kJ/ mol), dẫn đến phải tiêu tốn năng lượng nhiều hơn để phá vỡ liên kết trong phân tử nitrogen so với trong phân tử chlorine. Vì vậy ở điều kiện thường, nitrogen kém hoạt động hơn nhiều so với chlorine.

Bài tập 10.22. Dưới đây là biểu đồ tương tác của hai nguyên tử hydrogen ở thể khí so với khoảng cách hạt nhân giữa chúng:

Cho biết năng lượng liên kết của phân tử hydrogen (H2) và độ dài liên kết H – H là bao nhiêu? Giải thích.

Hướng dẫn:

Trên biểu đồ, năng lượng tối thiểu đại diện cho độ bền liên kết và khoảng cách ro tại mức năng lượng tối thiểu gọi là độ dài liên kết. Do đó phân tử H2 có năng lượng liên kết là 432 kJ/mol và có độ dài liên kết H – H là 74 pm.

Bài tập 10.23. Sodium chloride tan được trong nước hay trong dầu hỏa? Giải thích.

Hướng dẫn:

Sodium chloride là hợp chất ion nên chỉ tan trong dung môi phân cực là nước, không tan trong dung môi không phân cực là dầu hỏa.

Bài tập 10.24. Vì sao benzene (C6H6) không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như tetrachloromethane (CCl4), hexane (C6H14), …? 

Hướng dẫn:

Benzene là hợp chất không phân cực nên benzene không tan trong dung môi phân cực (nước) mà tan tốt trong các dung môi không phân cực như tetrachloromethane (CCl4), hexane (C6H14), …

Bài tập 10.25*. Biết phân tử BF3 có cấu trúc phẳng, phân tử CCl4 có cấu trúc hình tứ diện đều. Hãy cho biết có bao nhiêu phân tử phân cực và không phân cực trong hình dưới đây? Giải thích

 

Hướng dẫn:

  • Ba phân tử đầu: HCl, NH3, CH3Cl đều là các phân tử phân cực, do tổng moment lưỡng cực không triệt tiêu.
  • Hai phân tử sau: BF3, CCl4 đều là các phân tử không phân cực do tổng moment lưỡng cực triệt tiêu.

Bài tập 10.26*.

a. Ở 25°C và 0,99 atm, khả năng tan của carbon dioxide (CO2) trong nước là 1,45 gam/L, kém hơn nhiều so với sulfur dioxide (SO2) là 94 gam/L. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt.

b. Nhận xét độ tan của carbon dioxide trong nước theo nhiệt độ dựa trên đồ thị sau:

c. Nước giải khát có gas là gì? Vì sao người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát có gas trước khi sử dụng.

d. Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường phải ngoi lên mặt nước để thở, trong khi vào mùa lạnh, điều này không xảy ra.

Hướng dẫn:

a) Phân tử CO2 có dạng đường thẳng nên CO2 là phân tử không phân cực. Phân tử SO2 có dạng góc nên SO2 là phân tử phân cực. Như vậy, CO2 là phân tử không phân cực nên CO2 tan kém trong nước (là dung môi phân cực), trái với SO2 là phân tử phân cực nên SO2 tan nhiều trong nước.

b) Trên đồ thị, độ tan của CO2 trong nước giảm khi nhiệt độ tăng.

c) Nước giải khát có gas là nước giải khát được nạp khí CO2. Trong sản xuất, người ta nạp CO2 vào nước giải khát ở nhiệt độ thấp và áp suất cao để CO2 tan được nhiều hơn. Khi uống nước giải khát có gas, nhiệt độ cao trong dạ dày làm CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.

Do CO2 tan tốt trong nước ở nhiệt độ thấp hơn nên để giữ lại lượng CO2 trong nước người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát trước khi sử dụng.

d) Oxygen là phân tử không phân cực nên khả năng hòa tan trong nước là dung môi phân cực cũng kém. Giống như độ hòa tan của carbon dioxide trong nước, độ tan của oxygen cũng giảm khi nhiệt độ tăng. Do đó vào mùa lạnh, cá có thể thở dễ dàng bằng lượng oxygen hòa tan trong nước, còn mùa hè lượng oxygen hòa tan trong nước ít hơn nên chúng thường ngoi lên mặt nước để thở.

Trả lời: Bài tập 10.1. Đáp án: A Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng  → có xu hướng góp chung 3 electron với 3 nguyên tử H.Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là 3.Bài tập 10.2. Đáp án: ANguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, hai...
Tìm kiếm google: Giải SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo, giải SBT hoá học 10 CTST, giải SBT Hoá học 10 Chân trời bài 10 Liên kết cộng hóa trị

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com