Bài tập OT4.1. Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau:
Fe2O3+ 3CO $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2Fe + 3CO2
Trong phản ứng trên chất đóng vai trò chất khử là
A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2
Hướng dẫn: Đáp án: B. Do số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4
Bài tập OT4.2. Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:
Số oxi hoá trung bình của nguyên tử C trong các phân tử trên lần lượt là
A. -3, -2, -2. B. -3, -3, -2. C. - 2, -2, -2. D. -3, -2, -3.
Hướng dẫn: Đáp án A.
Bài tập OT4.3. Thực hiện các phản ứng sau:
(a) Ca(OH)2 + Cl2 →CaOCI2 + H2O
(b) 3Cl2 + 6KOH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 5KCI + KCIO3 + 3H2O
(c) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
(d) 2KCIO3 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2KCI + 3O2
Số phản ứng chlorine đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn: Đáp án C
Bài tập OT4.4. Bromine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng nào sau đây?
A. 3Br2 + 6NaOH → 5NaBr + NaBrO3 + 3H2O.
B. Br2 + H2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2HBr.
C. 3Br2 + 2Al→ 2AlBr3.
D. Br2 + 2KI → I2+ 2KBr.
Hướng dẫn: Đáp án A.
Bài tập OT4.5. Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử (trong điều kiện phản ứng phù hợp) trong hợp chất nào sau đây?
A. SO2 B. H2SO4 C. H2S. D. Na2SO3.
Hướng dẫn: Đáp án C
Do số oxi hoá của S trong H2S là - 2 số oxi hoá thấp nhất của S trong hợp chất
⇒ H2S chỉ có xu hướng cho e ⇒ chỉ thể hiện tính khử
Bài tập OT4.6. Tính số oxi hoá các nguyên tố có đánh dấu *:
Hướng dẫn: Số oxi hoá các nguyên tố có đánh dấu * theo thứ tự:
a) +6, +5, +4, +3, -1.
b) -3, +6, +7, +3.
Bài tập OT4.7. Chất được gạch chân trong các phương trình hoá học sau đây là chất oxi hoá hay chất khử, nêu lí do.
a) Br2+ 2KI → I2 + 2KBr
b) 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 3NO + 4H2O
c) K2Cr2O7+ 14HCI → 2CrCl3 + 2KCI + 3Cl2 + 7H2O
Hướng dẫn:
a) Br2 là chất oxi hoá do số oxi hoá giảm từ 0 xuống –1.
b) Zn là chất khử do số oxi hoá tăng từ 0 lên +2.
c) K2Cr2O7 là chất oxi hoá do số oxi hoá giảm từ +6 xuống +3.
Bài tập OT4.8. Dẫn ra hai phản ứng, trong đó có một phản ứng oxi hoá – khử và một không phải phản ứng oxi hoá khử.
Hướng dẫn:
Phản ứng oxi hoá – khử: 3Cl2+ 2Fe → 2FeCl2
Phản ứng không phải oxi hoá – khử: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Bài tập OT4.9. Dưới tác dụng của các chất xúc tác, glucose tạo thành các sản phẩm khác nhau.
– Lên men tạo thành ethanol
C6H12O6 (glucose) $\overset{enzyme }{\rightarrow}$ C2H5OH(ethanol) + CO2 (1)
– Ethanol lên men thành acetic acid:
CH3 - CH2 - OH + O2$\overset{enzyme }{\rightarrow}$ CH3 - COOH (acetic acid) + H2O (2)
a) Cho biết vai trò của các chất trong các phản ứng (1) và (2).
b) Tính lượng glucose cần dùng để thu được 1 lit acetic acid 1 M. Giả sử hiệu suất của cả quá trình là 50%.
Hướng dẫn:
a) Vai trò của các chất:
Glucose vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
b)
Do hiệu suất của cả quá trình là 50 %.
Khối lượng glucose là 0,5.180 : 0,5 = 180 gam
Bài tập OT4.10. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4) rồi cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau: CaC2O4 + KMnO4 + H2SO4 → CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O + CO2
a) Cân bằng phương trình phản ứng. trình phản ứng
b) Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4)4,88.10-4M. Xác định nồng độ ion calcium trong máu người đó bằng đơn vị mg Ca2+/100 mL máu.
Hướng dẫn:
a) Cân bằng phương trình phản ứng
5CaC2O4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5CaSO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O + 10CO2
b) Số mol KMnO4 cần dùng để phản ứng hết với calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu là:
2,05.10-3.4,88.10-4 = 10-6 mol
Số mol CaSO4 = 5/2. Số mol KMnO4 = 2,5x10-6 mol
Khối lượng ion calcium (mg) trong 100 mL máu là: 2,5x10-6x40x103x 100 = 10mg/100 mL.
Bài tập OT4.11. Hỗn hợp ammonium perchlorate (NH4CIO4) và bột nhôm là nhiên liệu rắn của tàu vũ trụ con thoi theo phản ứng sau: NH4CIO4 → N2↑ + Cl2↑ + O2↑+ H2O
Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium perchlorate. Giả sử tất cả oxygen sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm phản ứng với oxygen và khối lượng aluminium oxide sinh ra.
Hướng dẫn:
$M_{NH_{4}ClO_{4}}$=117,5 amu
$n_{NH_{4}ClO_{4}}$=$\frac{750.10^{6}}{117,5}=\frac{300}{47}.10^{6}$
2NH4CIO4 → N2↑ + Cl2↑ + 2O2↑+ 4H2O (1)
3O2 + 4Al→2Al2O3 (2)
Theo PTHH:
$n_{O_{2}}$=$n_{NH_{4}ClO_{4}}$=$\frac{300}{47}.10^{6}$ mol
nAl = $\frac{4}{3}n_{O_{2}}$=$\frac{400}{47}.10^{6}$ mol
Khối lượng aluminum phản ứng: $\frac{400}{47}10^{6}.27$ ≈ 230 tấn
$n_{Al_{2}O_{3}}$ = $\frac{2}{3}n_{O_{2}}$=$\frac{200}{47}.10^{6}$ mol
Khối lượng aluminum oxide sinh ra:$\frac{200}{47}.10^{6}.102$ ≈ 434 tấn.
Bài tập OT4.12. Cho 30,3g hỗn hợp Al và Zn tác dụng vừa đủ với 11,15 lít O2 (đkc) thu được hỗn hợp các oxide. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng các oxide tạo thành.
Hướng dẫn:
Đặt số mol của Al, Zn lần lượt là x, y mol
PTHH: 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (1)
x 3x/4
2Zn + O2 → 2ZnO (2)
y y/2
Theo bài ta có: 27x + 65y = 30,3 (*)
Theo PTHH: $\frac{3}{4}x +\frac{1}{2}y$ = 0,45 (**)
Giải hệ phương trình (*), (**) ta có x = 0,4; y = 0,3
Theo PTHH 1: Số mol Al2O3 = $\frac{1}{2}$nAl = 0,2 mol
Khối lượng của Al2O3 = 0,2. 102 = 20,4 (g)
Theo PTHH 2: nZnO = nZn = 0,3 mol
Khối lượng của ZnO = 0,3. (65+16) = 24,3 (g)
Bài tập OT4.13. Sodium peroxide (Na2O2), potassium superoxide (KO2) là những chất oxi hoá mạnh, dễ dàng hấp thụ khi carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong binh lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo các phản ứng sau:
Na2O2 + CO2 → Na2CO3+ O2↑
KO2 + CO2→ K2CO3 + O2↑
a) Cân bằng các phản ứng biết rằng nguyên tử oxygen trong Na2O2, KO2 là nguyên tố tự oxi hoá – khử.
b) Theo nghiên cứu, khi hô hấp, thể tích khí carbon dioxide một người thải ra xấp xỉ thể tích khí oxygen hít vào. Cần trộn Na2O2, KO2 theo tỉ lệ số mol như thế nào để thể tích khí carbon dioxide hấp thụ bằng thể tích khí oxygen sinh ra?
Hướng dẫn:
Số mol của O2 = 11,15 : 24,79 = 0,45 mol
a) Cân bằng các phản ứng
2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3+ O2↑
4KO2 + 2CO2→ 2K2CO3 + 3O2↑
b) Dựa vào phản ứng với khí CO, cần trộn Na2O2 với KO2 theo tỉ lệ 1: 2 về số mol thì thể tích khí O2 sinh ra sẽ bằng thể tích của khí CO2 được hấp thụ theo phản ứng sau:
Na2O2 + 2KO2 + 2CO2→ Na2CO3 + K2CO3 + 2O2
Bài tập OT4.14. Copper (II) sulfate được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón, làm thuốc kháng nấm. Ngoài ra, còn dùng để diệt rêu – tảo trong bể bơi,... Copper (II) sulfate được sản xuất chủ yếu sử dụng từ nguồn nguyên liệu tái chế. Phế liệu được tinh chế cùng kim loại nóng chảy được đổ vào nước để tạo thành những mảnh xốp. Hỗn hợp này được hoà tan trong dung dịch sulfuric acid loãng trong không khí theo phương trình:
Cu + O2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O (1).
Ngoài ra, copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với dung dịch sunfuric acid đặc, nóng:
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O (2).
a) Cân bằng 2 phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.
b) Trong hai cách trên, cách nào ít làm ô nhiễm môi trường hơn?
Hướng dẫn:
a) 2Cu + O2 + 2H2SO4 → 2CuSO4 + 2H2O (1)
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O (2)
b) Cách thứ nhất ít làm ô nhiễm môi trường hơn do không thải khí SO2 ra môi trường
Bài tập OT4.15. Cho 1,12 g kim loại X tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng, dư thu được 0,7437 lít khí SO2 (đkc) và muối X2(SO4)3.
a) Viết phản ứng và cân bằng phương trình hoá học theo phương pháp thăng bằng electron.
b) Xác định kim loại X.
Hướng dẫn:
PTHH: 2X + 6H2SO4 → X2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Số mol SO2: 0,03 ⇒ n X = $\frac{2}{3}.n_{SO_{2}}$ = 0,02 mol
MX = $\frac{1,12}{0,02}$ = 56.
Vậy X là kim loại iron (Fe)