Bài 1 trang 88 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có ABC là tam giác đều và ABB′A′ là hình chữ nhật. Gọi M là trung điểm của BC (Hình 4).
a) Số đo giữa hai đường thẳng AB và B′C′ bằng:
A. 300.
B. 450.
C. 600.
D. 900.
b) Số đo giữa hai đường thẳng AB và CC′ bằng:
A. 300.
B. 450.
C. 600.
D. 900.
c) Số đo giữa hai đường thẳng AM và A′C′ bằng:
A. 300
B. 450.
C. 600.
D. 900.
Hướng dẫn trả lời:
a) Do ABC là tam giác đều nên $\widehat{ABC}$=600.
Ta có: BC// B′C′nên (AB,B′C′)=(AB,BC)=$ \widehat{ABC}$=600
Đáp án C.
b) Do ABB′A′ là hình chữ nhật nên $\widehat{ABB’}$=900.
Ta có: BB′// CC′ nên (AB,CC′)=(AB,BB′)=$\widehat{ABB’}$=900
Đáp án D.
c) Do ABC là tam giác đều nên $\widehat{MAC}$=$\frac{1}{2}$$\widehat{BAC}$=$\frac{1}{2}$.600=300.
Ta có: AC// A′C′nên (AM,A′C′)=(AM,AC)=$ \widehat{MAC}$=300
Đáp án A.
Bài 2 trang 89 SBT Toán 11 CD tập 2: Hình 5 gợi nên hình ảnh một số cặp đường thẳng vuông góc với nhau. Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng vuông góc với nhau.
Hướng dẫn trả lời:
Ba cặp đường thẳng vuông góc với nhau là: c và e; b và e; a và b.
Bài 3 trang 89 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′có đáy là hình vuông.
a) Chứng minh rằng AB⊥A′D′và AC⊥B′D′.
b) Tính góc giữa hai đường thẳng AC và A′B′.
Hướng dẫn trả lời:
a) Do A′B′C′D′là hình vuông nên A′D′⊥A′B′,A′C′⊥B′D′.
Ta có: AB// A′B′⇒AB⊥A′D′.
AC// A′C′⇒AC⊥B′D′.
b) Do ABCD là hình vuông nên $ \widehat{CAB}$=$ \frac{1}{2}$$ \widehat{DAB}$=$ \frac{1}{2}$.900=450.
Ta có: AB// A′B′nên (AC,A′B′)=(AC,AB)=$ \widehat{CAB}$=450.
Bài 4 trang 89 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho hình lăng trụ có tất cả các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng M′N⊥P′Q.
Hướng dẫn trả lời:
Do PQQ′P′ là hình thoi nên P′Q⊥PQ′.
Ta có: M′Q′// NP và M′Q′=NP nên M′Q′PN là hình bình hành ⇒M′N⇒// PQ′.
Từ đó suy ra M′N⊥P′Q.
Bài 5 trang 89 SBT Toán 11 CD tập 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính góc giữa hai đường thẳng AD và BC, biết MN=a$ \sqrt{3} $ và AD=BC=2a.
Hướng dẫn trả lời:
Gọi P là trung điểm của AC.
Ta có: MP, PN lần lượt là đường trung bình của ΔABC,ΔACD.
⇒MP//BC,PN//AD và MP=$ \frac{1}{2} $BC=a,PN=$ \frac{1}{2} $AD=a.
Do đó (AD,BC)=(PN,MP).
Xét ΔMNP:
Cos$ \widehat{MPN} $=$ \frac{MP^{2}+PN^{2}-MN^{2}}{2MP.PN}=\frac{a^{2}+a^{2}-(a\sqrt{3})^{2}}{2a.a}=-\frac{1}{2} $⇒$ \widehat{MPN} $=1200.
Suy ra(AD,BC)=(PN,MP)=1800−$ \widehat{MPN} $=1800−1200=600
Vậy góc giữa hai đường thẳng AD và BC là 600