[toc:ul]
Bài tập 1: Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.
Trả lời:
- HS tự sưu tầm tranh ảnh về tập tính động vật.
- Các tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật có thể trưng bày để mọi người cùng xem, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân loại tập tính có trong tài liệu, tranh ảnh theo các tiêu chuẩn khác nhau (tập tính bẩm sinh hay học được; tập tính kiếm ăn hay tập tính lãnh thổ...).
Bài tập 2: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
Trả lời:
- Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài đế bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau.
- Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. Ví dụ, phạm vi bảo vệ lãnh thổ của chim hải âu là vài m2 , của hổ là vài km2 đến hàng chục km2.
- Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo phân bố hợp lí để tồn tại.
Bài tập 3: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?
Trả lời:
- Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiêrn thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt.
- Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Cá hồi sống ở biển. Vào thời kì sinh sản, cá hồi bơi về đầu nguồn sông để đẻ.
- Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình (bờ biển và các dãy núi), cá định hưởng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Bài tập 4: Đặc tính nào là quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A - Tính hung dữ
B - Tính thân thiện
C - Tính lãnh thổ
D - Tính quen nhờn