[toc:ul]
Bài tập 1: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
Trả lời:
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước:
- Phương trình:
6CO2 + 12 H2O --> C6H12O6 + 6O2 + 6 H2O
Bài tập 2: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?
Trả lời:
- Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.
Bài tập 3: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.
Trả lời:
Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- Hình thái bên ngoài:
- diện tích bề mặt lớn => hấp thụ nhiều ánh sáng
- lớp biểu bì có nhiều khí khổng => CO2 khuếch tán và lá nhiều
- Giải phẫu:
- hệ thống mạch dẫn, gân lá đến tận mô, tế bào => cung cấp nước và ion khoáng; vận chuyển sản phẩm cho quang hợp
- chứa nhiều lục lạp => thực hiện quang hợp
Bài tập 4: Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.
Trả lời:
- Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (diệp lục a và b) và carotenoit.
- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
- Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.
Bài tập 5: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:
- a. Diệp lục a
- b. Diệp lục b
- c. Diệp lục a, b
- d. Diệp lục a, b và carôtenôit
Bài tập 6: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
a. Có cuống lá
b. Có diện tích bề mặt lá lớn
c. Phiến lá mỏng
d. Các khí khổng tập chung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.