-
Từ “ ngất ngưởng” : để chỉ thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã, một tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.
-
"Ngất ngưởng": Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình. Tác giả thể hiện sự ngất ngưởng là vì tác giả cho rằng mình hơn những kẻ quyền thế, quan cao chức trọng.
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong "Bài ca ngất ngưởng" đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. Ngất ngưởng chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi "khắc kỉ, phục lễ" của nhà nho để hình thành một lối sống, thật hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân...