Hướng dẫn soạn chi tiết ngữ văn 11 Cánh diều bài 1: Tôi yêu em

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách cánh diều bài 1: Tôi yêu em Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

TRONG KHI ĐỌC 

Câu 1: Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Hướng dẫn trả lời:

Lời giãi bày thể hiện: Cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lý trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha.

Câu 2: Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.

Hướng dẫn trả lời:

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

SAU KHI ĐỌC 

Câu 1: Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ. Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Xác định vị trí, tác dụng nghệ thuật của cụm từ đó trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

Khổ thơ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình

4 câu thơ đầu

Cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng. Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.

Hai câu thơ 5 và 6

Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự những xúc cảm vẫn trào dâng, da diết.  Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn

Hai câu kết

Sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình. Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỷ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

=> Cụm từ nào trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em". Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba không hai. Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi".

Câu 2: Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua khổ thơ đầu?

Hướng dẫn trả lời:

Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lý trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng - Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt

=> Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

Câu 3: Phân tích trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng đầu của khổ thơ thứ hai.

Hướng dẫn trả lời:

Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”

  • Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự những xúc cảm vẫn trào dâng, da diết

  • Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời

=> Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn

Câu 4: Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha, dâng hiến trong tình yêu, vừa ngầm khẳng định tình yêu của mình là không ai có thể sánh bằng. Trong tình yêu, Puskin không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị tha. Câu thơ cuối vừa thể hiện sự vị tha khi yêu vừa thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cách thổ lộ tình cảm.

Câu 5: Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là người như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Nhân vật “tôi” là người hiểu biết, thấu hiểu chuyện trong tình yêu, ta thấy được ông thể hiện tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng trong tình yêu, sẵn sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô cùng.

Câu 6: Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.

Hướng dẫn trả lời:

Puskin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Tình yêu luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông. Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Một tình yêu không ích kỉ, vụ lợi, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng, cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cô gái mà chàng trai yêu sâu đậm. Yêu là muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 1 , soạn ngữ văn 11 sách cánh diều bài 1, Giải văn 11 bài 1

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net