Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 1: Tôi yêu em

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 Cánh diều bài 1: Tôi yêu em. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul] 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: A – lếch –xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin

- Năm sinh: 1799 -1837

- Được sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát-xcơ-va

- Người đặt nền móng đầu tiên cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX

- Các sáng tác của ông thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga cùng khát khao tự do và tình yêu.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Tôi yêu em, Ep-ghê –nhi Ô –nhê-ghin, Con đầm pích.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Thời kì sống ở Xanh Pê –téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A.A Ô-lê-nhia xinh đẹp

- Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời

- Năm 1829, bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.

b. Chủ đề bài thơ

+ Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người:

  • Con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm
  • Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm – nhất là tình yêu đơn phương.

a. Ý nghĩa nhan đề

+ Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đạt.

+ Trong tiếng Nga có thể dịch ra thành: tôi yêu em, tôi yêu chị, tôi yêu cô, anh yêu em.

+ Song người dịch chọn “Tôi yêu em” đảm bảo 2 tiêu chí:

  • Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.
  • Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.

b. Bố cục

Bài thơ chia làm 3 phần

+ Phần 1: Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

+ Phần 2: câu 5 và 6: Thể hiện nỗi đau tuyệt vọng

+ Phần 3: Hai câu còn lại: Sự chân thành vị tha cao thượng của nhân vật trữ tình

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

a. Hai câu đầu

+ Nhân vật trữ tình xưng “tôi” => Sắc thái trang trọng, vừa xa cách, vừa gần gũi

  • Tôi yêu em: Lời giãi bày, bộc bạch tình cảm chân thành thiết tha.
  • Ngọn lửa tình: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tình yêu cháy bỏng, nồng nàn
  • Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”; “chưa hẳn”

=>  Qua hai câu thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung

b.Hai câu thơ sau

+ Giọng thơ có sự thay đổi đột ngột bởi từ “Nhưng” quan hệ tương phản -> mạch thơ thay đổi đột ngột -> tạo mâu thuẫn trong tâm trạng cảm xúc.

  • Không: quyết định chối bỏ dứt khoát
  • Bận lòng, bóng u hoài: Sự éo le trong tình cảm của các nhân vật trữ tình.

=>Lý trí >< tình cảm

=> Sự day dứt do những mâu thuẫn giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.

=> vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.

2. Nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

“Tôi yêu em” điệp ngữ được lặp lại thể hiện tình yêu đối với “em”

+ Tình cảm của nhân vật trải qua nhiều cung bậc khác nhau như:

  • Âm thầm: giữ kín trong lòng
  • Không hi vọng: Không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa
  • Lòng ghen: một thứ gia vị để khẳng định tình yêu mãnh liệt

+ Nhịp thơ nhanh, dồn dập, nhiều chỗ ngắt nhịp với những trạng thái chỉ thời gian “khi”; “lúc” -> Sắc thái đa dạng trong tình yêu.

=> Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, dằn vặt  trong tuyệt vọng, đau khổ.

3. Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình

+ Cụm từ “tôi yêu em” lặp lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định tình yêu “tôi” dành cho “em” là lời chân thành đằm thắm.

+ Ở đây tác giả nói “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: Là lời cầu chúc vô cùng chân thành, cao thượng và hàm chứa nhiều ý vị.

  • Cầu: Giấu nỗi đau thương, xót xa hờn ghen để nói lời chúc phúc chân thành
  • Như: so sánh -> khẳng định tình yêu chân thành, không bao giờ lụi tắt mà vẫn dạt dào, thủy chung.

-> Biểu hiện của một nhân cách cao thượng, vị tha; một  tình yêu có văn hóa.

-> Đây dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành. Nhưng lời từ giã cuối cùng lạ trở thành lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chân thành, cao thượng -> giá trị nhân văn sâu sắc.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Vẻ đẹp của tâm hồn Pu-skin trong tình yêu: chân thành, mãnh liệt, vị tha nhân hậu.

- Thông điệp từ bài thơ cách ứng xử cao đẹp, có văn hóa trong tình yêu.

2.  Nghệ thuật

- Biện pháp lặp cấu trúc, ngôn từ bộc bạch chân tình giản dị mà tinh tế.

- Kết thúc bất ngờ, lời thơ hết mà ý thơ chưa hết.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều bài 1: Tôi yêu em, ôn tập ngữ văn 11 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com