“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự...

Câu 3. “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

Câu 4. Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.

Câu trả lời:

Câu 3. Keo vật thờ diễn ra theo trình tự và quy tắc như sau:

+ Giới thiệu một cách trang trọng về hai đô vật.

+ Trống chầu vang lên lần một, hai đô vật vào tư thế chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn.

+ Trống chầu vang lên lần hai, hai đô vật vừa khom lưng bái tổ vừa tiến ba bước rồi lùi ba bước.

+ Trống chầu vang lên lần ba, hai đô vật thực hiện nghi thức xe đài với động tác đặc trưng của vùng miền.

+ Keo vật thờ chính thức diễn ra, hai độ vật trình diễn các miếng đánh một cách chậm rãi, nhịp nhàng và đẹp mắt.

+ Kết thúc keo vật, cả hai cùng thua. 

Câu 4. - Văn bản giúp em hiểu thêm về “sới vật” – sàn đấu của keo vật – cùng những ý nghĩa văn hóa ẩn sâu đằng sau nó về âm dương đất trời. Bên cạnh đó em còn được biết đến quy trình của một “keo vật thờ” vừa mang ý nghĩa tâm linh kết nối với thần linh, vừa truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống của đất và người.

- Ở vùng cao Thanh Hóa, mỗi độ Tết đến xuân về, đồng bào dân tộc Mường, Thái lại tổ chức lễ hội tung còn. Đây là dịp đề người dân vui chơi, giao lưu kết bạn, thậm chí là giao duyên. Trước khi mở màn thi đấu, trọng tài thường là một cụ cao niên có uy tín trong vùng sẽ đặt hai quả còn to nhất lên mâm để làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn. Khi phần lễ kết thúc, hai đội nam nữ sẽ mặc trang phục truyền thống để thi tung còn trên bãi cỏ rộng.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net