Khi miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, biện pháp tu từ ẩn dụ tượng trưng được nhà văn sử dụng một cách thường xuyên nhất quán:
Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận của người dân Tây Nguyên.
- Mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây tan hoang bởi đại bác của quân thù.
- Cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy, người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng cực, bao người dân đã ngã xuống:
Cây xà nu còn là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây.
- Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên.
- Thêm nữa, xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người dân làng Xô Man
- Cây xà nu còn mang trong mình một sức sống bất diệt, mạnh mẽ vô cùng. Hình ảnh ấy + khiến ta lập tức nghĩa đến Tnú tiêu biểu cho lớp anh hùng của làng Xô Man, đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.