Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu được vợ con" đế nhấn mạnh: Khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất Tnú cũng không cứu được.
- Cụ muốn thể hiện rõ nét nhất nỗi đau, sự tàn khốc mà chiến tranh đã mang lại.
- Câu nói của cụ Mết muôn khẳng định: chỉ có cần vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất; chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.
Rồi từ đó, cụ Mết ghi tạc vào tâm trí người nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
- Cụ Mết đại diện cho những thế hệ anh hùng đi trước đầy kinh nghiệm, bản lĩnh và giàu lòng yêu nước, luôn hướng cho dân làng những bước đi đúng đắn trong chiến đấu.
- Là một người nhìn xa, thấu hiểu dân làng, là một chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của làng Xôman. Chân lý “Chúng nó dùng súng, mình phải cầm giáo" của cụ như một lời tuyên ngôn trong cuộc chiến của dân tộc. Đó là một chân lí đúng đắn để nhân dân ta tin tưởng và làm theo. Nhân dân ta không thể chịu áp bức mãi được, vì vậy phải cầm giáo đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa.