Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
Câu 4: Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
Câu trả lời:
- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lảy và khi xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “Ông này lạy khéo!”.
- Nơi ở: đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, bày ghế đồng sơn son thếp vàng, nệm gấm, chục người đứng chầu chực…Chỉ có 1 ấu chúa mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc. Người thì đông nhưng tất cả đều im lặng khiến không khí trở nên lạnh lẽo. Bao trùm lên mùi phấn son tuy ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Một cậu bé bị vây tròn, bọc kín trong cái tổ ấm vàng son.
- Hình hài, vóc dáng: mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng; biết khen người giữ phép tắc; cởi áo: tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to…( Thế tử Cán được miêu tả qua con mắt của một vị lang y tài giỏi thật đáng thương, cạn dần sức sống).