* Nhà thơ đến với thắng cảnh này bằng cả tấm lòng mến cảnh, yêu cảnh, Hương Sơn được miêu tả theo trình tự từ không gian xa đến gần, thật sự cuốn hút. Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu phong cảnh Hương Sơn với không gian mênh mông rộng lớn vừa mang màu sắc đời thực vừa mang một màu sắc như chốn bồng lai tiên cảnh thấm đậm tâm linh đạo Phật cũng như gợi lên những nét đẹp của danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.
* Cảnh Hương Sơn được giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ thuật:
- Phép nhân hóa: "Chim thỏ thẻ, cá lững lờ"
- Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: tạo sắc thái huyền diệu -> Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo, phảng phất sự biến hóa thần tiên.
- Điệp từ "này", cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm
-> Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hóa của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thẩm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả.