a. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:
Phương diện so sánh | Văn bản nghị luận văn học | Văn bản nghị luận xã hội |
Đối tượng nghị luận | Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học. | Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |
Phạm vi nghị luận | Gói gọn trong tác phẩm văn học. | Bao quát các vấn đề trong cuộc sống. |
Mục đích nghị luận | Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học. | Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống. |
Lí lẽ và dẫn chứng | Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học. | Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học. |
b. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại:
Phương diện so sánh | Văn bản nghị luận trung đại | Văn bản nghị luận hiện đại |
Hình thức |
- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu... - Sử dụng Hán văn. - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển. - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. |
- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại. - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng. - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
Nội dung | Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an. | Đề tài rộng, phong phú. Có thể bàn luận các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống thường nhật, hay vấn đề về tư tưởng, đạo lí. |