Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 9: Ôn tập

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 9 Ôn tập. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Câu 1

  1. Truyện - có cốt truyện; có miêu tả, kể chuyện, biểu cảm.

  2. Sử thi - sáng tạo nhân vật, sự việc liên quan đến lịch sử theo trí tưởng tượng dân gian.

  3. Thơ - bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc của tác giả; ngôn ngữ cô đọng.

  4. Văn bản thông tin tổng hợp - đề cập đến người thật, việc thật; thường kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

  5. Văn bản nghị luận - coi trọng lí lẽ, bằng chứng.

Câu 2

Thể loại

Lưu ý

Văn nghị luận

Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận

Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận

Thơ

Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ

Hình thức nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ

Truyện 

Cốt truyện

Thông điệp của truyện 

Đặc điểm tính cách nhân vật

Ngôi kể, điểm nhìn

Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu...

Câu 3

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo bao gồm: yên dân ( làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) và trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược). Tư tưởng nhân nghĩa được nguyễn Trãi thể hiện ở các khía cạnh:

+ Nền văn hiến lâu dài

+  lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

+ Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa

  • Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Câu 4

  • Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc

  • Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên

  • Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ -> tính liên kết cao

Câu 5

a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội

Phương diện so sánh

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề khía cạnh trong tác phẩm văn học

Vấn đề hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề tư tưởng, đạo lí

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống

Mục đích nghị luận

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng tư tưởng trong đời sống

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học

b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại

Phương diện so sánh 

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu.

- Sử dụng hán văn

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc:  biền ngẫu, dụng điển

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an

Đề tài phong phú. Có thể bàn luận các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống thường nhật hay các vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Câu 6

Cách quan sát miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới 43 đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.

- Ở cách miêu tả thiên nhiên có những sự đặc sắc:

+ Các từ đùn đùn dồn dập tuôn ra, giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác

- Ở các miêu tả sinh hoạt, có những đặc sắc

+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi

+ Tư cảnh sinh hoạt, tác giả nói lên nỗi lòng yêu nước của bản thân

Câu 7

- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống).

Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ - khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:

Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

Gieo vần: vần chân liền.

Câu 8

Cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai văn bản Đất rừng phương Nam và Dưới bóng hoàng lan:

- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện. Như vậy, thiên nhiên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi.

- Vai kể, điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan:

+ Vai kể: Người kể chuyện toàn tri

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh. Mặc dù người kể chuyện trong Dưới bóng hoàng lan là người kể chuyện toàn tri, nhưng khi miêu tả cảnh vật, tóc gió đã để cho người kể chuyện toàn tri nhìn từ điểm nhìn của nhân vật Thanh nói cách khác là miêu tả cảnh vật thông qua cảm nhận của Thanh.

Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mong sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

+ Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh trạng thái cảm xúc, nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

Câu 9

STT

Nhân vật trong tác phẩm

Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/tuồng)

1

Sử dụng tình huống truyện

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vậ qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động

Tâm lý, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường

Sử dụng ngôn ngữ đời thường, xen lẫn lời ca của chèo

Câu 11

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ, mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm những gợi ý về giải pháp thực hiện

- Sử dụng lí lẽ xác đáng bằng chứng thuyết phục có lí có tình

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu  biểu, nổi bật của bản thân. 

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bố cục gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ, lí do hay mục đích viết bài luận

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm, nêu lợi ích/giải pháp khắc phục từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện.

Bài viết  có thể triển khai theo bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát  thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân, nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Câu 12

Đề a: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

  • Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến

  • Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến)

  • Thân bài

  •  Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến

  • Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng.

  • Hình thức nghệ thuật

+ Ngắt nhịp:4/3  kết hợp cùng nội dung câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

+ Gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách

+ Biện pháp tu từ: Nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ -> khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của Lính Tây Tiến, tạo cảm giác bi hùng

Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến

Câu 14

Tóm tốt nội dung của văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời ứng với thể loại Sử thi:

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn đã kể lại câu chuyện Đăm Săn vượt qua các gian khó để đến hỏi cưới nữ thần Mặt Trời. Thế nhưng nữ thần Mặt Trời đã không đồng ý vì Đăm Săn đã có vợ. Đăm Săn buồn tủi ra về. Nữ thần Mặt Trời khuyên Đăm Săn đừng về vội vì khi đó, nàng bắt đầu ló lên ở đầu núi, đánh dấu một ngày mới. Nếu về lúc này, cả người và ngực có thể sẽ chết chìm trong đất sáp đen. Nhưng Đăm Săn không nghe và nhốt quyết thúc ngựa về. Ngựa càng chạy, đất càng ngập, cuối cùng ngựa không thể bước được nữa.

- Biện pháp chêm xen: “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 9 Ôn tập, giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 9 Ôn tập

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com