Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 9: Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Theo Nguyễn Hữu Sơn)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 9 Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Theo Nguyễn Hữu Sơn). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.  Tác giả

a.  Tiểu sử

-   Tên: Nguyễn Hữu Sơn

-   Sinh năm: 16/10/1959

-   Quê: Huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

- Ông tốt nghiệp đại học tổng hợp Hà Nội, khoa ngữ văn, chuyên ngành văn học cổ - cận đại Việt Nam 1982.

-  Sau đó ông học chuyên tư Hán – Nôm (1986-1989).

- Ngoài ra, ông cũng tốt nghiệp đại học tiếng Trung năm 2004 và tiếng Nga trình độ C. Ông từng tham gia khảo sát loại hình tiểu thuyết thiền sư trong tác phẩm Thiền uyển tập anh. Năm 2004 ông được phong học hàm Phó Giáo sư.

b.  Phong cách nghệ thuật

-  Triết lý, chặt chẽ, và tài hoa.

c. Tác phẩm tiêu biểu

Ông có 1 số tác phẩm chính như; Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Về một “hiện tượng” phê bình....

2.  Tác phẩm

Tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước được in trong tập Giảng văn văn học Việt Nam trung học cơ sở.

3.  Bố cục và thể loại

-  Thể loại: Văn bản nghị luận

-  Bố cục: 5 phần

+ Phần 1: Đoạn 1:  Cảm nhận về câu đề

+ Phần 2: Đoạn 2: Cảm nhận câu thực

+ Phần 3: Đoạn 3: Cảm nhận câu luận

+ Phần 4: Đoạn 4: Cảm nhận câu kết

+ Phần 5: Còn lại: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

-  Văn bản trên bàn về những nét đặc sắc nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ Nam quốc Sơn Hà. Và khẳng định đây xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

-  Nhan đề đã khẳng định nội dung được nhắc đến trong bài.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1.  Chân lý độc lập và chủ quyền dân tộc

-  Ngay từ câu thơ đầu tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua cách xưng “đế” chứ không phải “vương”.

-  Cách xưng “đế” thay cho “vương” làm nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam.

+ Đế tức là người có quyền lực tuyệt đối với một vương triều chính thống. Còn vương là người đứng đầu ở các nước nhỏ.

+ Thời Hai Bà Trưng, đến Ngô Quyền đều chỉ xưng vương. Nhưng tác giả Lý Thường Kiệt đã thay bằng “đế”

=> Điều đó cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc và quyền độc lập.

=>Đó chính là thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đến Trung Quốc.

2. Cảm nhận câu thực

- Câu thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ.

-  Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà nó đã được ghi rõ ràng ở “thiên thư” (sách trời).

- Thực tế không có “sách trời” nào nhưng nó mang tính biểu tượng thể hiện chân lí về quyền được sống của dân tộc.

-   Câu đề cùng câu thực là một sự hô biến có tác dụng khẳng định bờ cõi, truyền thống văn hiến dân tộc.

=> Chân lí hiển nhiên của dân tộc sông núi nước Nam là của vua Nam và là của người nước Nam.

3.  Cảm nhận câu luận

-    Trong câu luận này tác giả đã sử dụng những từ gọi bọn giặc như “nghịch lỗ”. Tức là kẻ đi ngược với lẽ phải trái với đạo trời…

=> Thể hiện thái độ coi thường khinh ghét bọn giặc ngoại xâm

Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa khơi gợi tình yêu nước, đồng thời liên hệ ý thức trách nhiệm của mỗi người.

4. Cảm nhận câu kết

- Lời cảnh cáo đanh thép dành cho bọn giặc. nếu chúng dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm vong.

- Đây cũng chính là cái kết xứng đáng cho những kẻ đã phạm vào “sách trời” phạm vào đấng linh thiêng coi thường chân lí cũng như lẽ phải.

5. Nghệ thuật tác phẩm

- Thể thơ đường luật

- Niêm luật chặt chẽ

-  Âm hưởng hùng tráng đanh thép.

III. TỔNG KẾT

1.  Nội dung

Tác phẩm đưa ra những ý kiến cảm nhận của tác giả về bài thơ Nam quốc sơn hà. Qua đó khẳng định tài năng của Lý Thường Kiệt.

2.  Nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, chi tiết

- Ngôn ngữ triết lí, sắc sảo

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 9 Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Theo Nguyễn Hữu Sơn), giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 9 Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Theo Nguyễn Hữu Sơn)

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com