Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 7: Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 CTST bài 7 Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả được thể hiện tập trung ở câu văn:

“Tiếng nói của ông vẫn nguyên vẹn trong đó, một cách tuyệt diệu, tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc mình”

-Nguyễn Trãi là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ không thể tách rời. Cả ba cùng hỗ trợ lẫn nhau để thể hiện trọn vẹn và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

+ Đầu tiên phải kể đến Quân trung từ mệnh tập, tập văn chính luận nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Áng văn này vừa thể hiện tài ngoại giao, đich vận “đánh vào lòng người”, vừa thể hiện sự minh triết của nhà chiến lược – “đạo làm tướng phải lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”.

Tiếp theo đó tác giả bình luận về thơ Nguyễn Trãi những bài thơ vừa thể hiện trí tuệ sáng suốt, nhìn thấy được sức mạnh của lòng dân như “sức nuwos chở được thuyền mà cũng có thể lật úp được thuyền”  hiểu rõ lẽ tới lui khi về ẩn dật ở Côn Sơn lại cũng vừa dào dạt trữ tình chan chứa tình cảm yêu dân ( Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông).

=> Tác giả đã chứng minh được luận điểm quan trọng nhất: nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ đã hòa quyện chặt chẽ nơi con người một lòng ưu ái với đất nước nhân dân.

-  Tác giả đã sử dụng nhiều ẩn dụ với hình ảnh tượng hình, những động từ, tính từ có sức biểu cảm mạnh khiến người đọc cảm nhận sâu sắc về tài năng, tấm lòng cũng như bi kịch cuộc đời của Nguyễn Trãi đồng thời cảm nhận sâu sắc về sự đồng cảm và ngưỡng mộ mà người viết dành cho ông.

+ “Những điều gửi gắm của họ, đêm đêm vẫn thức dậy trong tâm trí của những thế hệ nối tiếp”/ “ông hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân”/ Cùng với ý nghĩa trữ tình thực sự của những viên ngọc mài…

- Bài viết ca ngợi Nguyễn Trãi  với tư cách là một đại biểu ưu tú của dân tộc Việt Nam, cũng đồng thời là một “thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”.  Sự nghiệp văn chương  của ông cho thấy ông vừa là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, vừa là nhà thơ luôn dành trọn tình yêu cho đất nước nhân dân.

- Những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:

+ Tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc”

+  Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người

+  Bộ óc sớm uyên thâm

+ Quân trung từ mệnh tập – biểu thị sáng chói cơ sở tư tưởng của Nguyễn Trãi

+ Ở Việt Nam người ta thường xem Bình ngô đại cáo là kiệt tác của Nguyễn Trãi. Đây là tác phẩm sử thi lớn, trong đó ngày nay người Việt Nam vẫn còn tìm thấy một cách xúc động một trong những ngọn nguồn tươi mát nhất của cá tính dân tộc.

+ Sáu trăm năm sau nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh trong lòng tất cả mọi người yêu công lí và nhân đạo trên đời này.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7 Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ, giải ngữ văn 10 sách CTST, giải ngữ văn 10 CTST bài 7 Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net