1. Hoàn thành nội dung sau để sau định khái niệm của kiểu bài văn thuyết minh một hiện tượng tự nhiên
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu ……………., được viết để ……………..
Hướng dẫn trả lời:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó.
2. Xác định yêu cầu của kiểu văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Hướng dẫn trả lời:
- Xác định hiện tượng tự nhiên cần giới thiệu, giải thích. Lưu ý chọn những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống, hấp dẫn và phù hợp với trình độ hiểu biết của lứa tuổi,…
- Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên đã xác định thông qua sách, báo, tài liệu khoa học, Internet; đặc biệt, cần vận dụng các hiểu hiết từ những môn học khác như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí,…
- Dựa vào thông tin thu được từ các tài liệu tin cậy, tổng hợp thành bài viết của cá nhân. Những thông tin, số liệu và nội dung dẫn nguyên văn cần ghi rõ nguồn trích và có thể nêu tên các tài liệu đã tham khảo ở cuối văn bản.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
3. Trong quá trình trải nghiệm viết văn bài thuyết minh giải thích một hiện tượng trong tự nhiên, em nhận thấy bản thân và bạn cùng nhóm/ lớp cần phải hai ý (những) vấn đề gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Các thông tin phải khoa học, đảm bảo đúng sự thật
- Không nên sử dụng quá nhiều những từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu cho người đọc
- Tập trung vào một vấn đề để thuyết minh
4. Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Viết một bài văn thuyết trình giải thích về một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở dân phương em để cung cấp thông tin về hiện tượng đó cho mọi người xung quanh được biết
Hướng dẫn trả lời:
Bài tham khảo 1:
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C.
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
Bài tham khảo 2:
Một trong những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, sự tác động đến môi trường ngày càng lớn, dẫn đến khí hậu sẽ bị biến đổi trên toàn cầu. Đây đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại.
Biến đổi khí hậu có thể hiểu đó là sự thay đổi của khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong một khoảng thời gian, tác động trực tiếp đến khí hậu, đến môi trường sống của loài người cũng như hàng nghìn sinh vật khác trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, hay đó là sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt đó chính là những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… dẫn đến sự thiệt hại vô cùng lớn cho nhân loại.
Vậy nguyên nhân do đâu, vì đâu dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể đến chính là do sự tác động của con người đến thiên nhiên như chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải công nghiệp được thải ra từ những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói thải ra từ đô thị, giao thông… dẫn đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đang ngày đêm đục khoét, khai thác những nguồn tài nguyên quý giá, làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ thế, chiến tranh nổ ra liên miên với bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn đến sự diệt vong của trái đất và loài người trong một tương lai không xa.
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những sinh vật trên trái đất, bao gồm cả loài người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp gần đây như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao đau thương. Chưa kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà y học thế giới chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều do biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.
Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.
Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.
Bài tham khảo 3:
Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo ở biển.
Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.
Đặc biệt, những thực vật phù du và sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.
Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ.
Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy. Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc.
Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở. Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối lớn.Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy.
Tóm lại, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.
Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.
Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.
Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alexandrium tamarense. Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong. Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên. Năm 2013, hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo.
Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la.
Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này. Tháng 6 - 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận). Xác cá và nhiều động vật, rong tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này vào tháng 6 hàng năm.
Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra.