Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 11: Phạm vi biển Đông, Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông, Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 cánh diều bài Phạm vi biển Đông, Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông, Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

BÀI 11: PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  • Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hãi, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo Luật Biển Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, trình bày kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập và hệ thông hóa kiến thức được học một cách trục quan nhất.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam; trình bày các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Tìm hiểu địa lí: xác định trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam, xác định trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực trong học tập.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ vị trí Biển Đông.
  • Lược đồ các dòng biển trên Biển Đông.
  • Bản đồ đường cơ sở và đường phân định vịnh Bắc Bộ.
  • Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam.
  • Tranh ảnh một số đảo của Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Vượt chướng ngại vật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam.

 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về Biển Đông.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về 4 câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam và lật mở mảnh ghép để tìm chướng ngại vật cuối.

- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về Biển Đông.  

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Mảnh ghép

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Vượt chướng ngại vật  – trả lời các câu hỏi liên quan đến biển đảo Việt Nam để lật mở mảnh ghép. 

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành chọn một trong bốn mảnh ghép để tìm ra Chướng ngại vật cuối cùng.

+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được cộng 10 điểm và có quyền lật mảnh ghép tương ứng với câu hỏi, đội trả lời sau sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

+ Các đội có quyền đoán Chướng ngại vật cuối cùng bất cứ lúc nào, trả lời đúng sẽ được 40 điểm.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1: Bãi biển nào dài nhất Việt Nam?

  1. Nha Trang (Khánh Hòa).
  2. Trà Cổ (Quảng Ninh).
  3. Sầm Sơn (Thanh Hóa).
  4. Cửa Việt (Quảng Trị).

Câu 2: Bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?

  1. Quảng Ninh đến Cà Mau.
  2. Hải Phòng đến Cà Mau.
  3. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
  4. Hải Phòng đến Kiên Giang.

Câu 3: Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”:

  1. Đảo Lý Sơn.
  2. Đảo Phú Quốc.
  3. Đảo Côn Đảo.
  4. Đảo Cát Bà.

Câu 4: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

  1. 26 tỉnh, thành phố.
  2. 27 tỉnh, thành phố.
  3. 28 tỉnh, thành phố.
  4. 29 tỉnh, thành phố.

Chướng ngại vật (8 chữ cái)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi để tìm ra chướng ngại vật.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi tương ứng với 4 mảnh ghép để lật mảnh ghép tìm ra chướng ngại vật cuối cùng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu 1: Trà Cổ (Quảng Ninh). 

(Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam, với chiều dài hơn 17 km).

Câu 2: Quảng Ninh đến Kiên Giang

(Bờ biển Việt nam tính từ cực đông TP. Móng Cái đến cực tây TP. Hà Tiên nằm dọc theo duyên hải từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang).  

Câu 3: Đảo Côn Đảo

(Đảo Côn Đảo là nơi giam cầm bao tù binh chính trị của nước ta, thực hiện việc bóc lột, hành hạ cho những tù binh chết dần chết mòn).

Câu 4: 28 tỉnh, thành phố.   

Chướng ngại vật cuối cùng: Biển Đông.

 
  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi nêu hiểu biết về Biển Đông.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức được học từ các lớp dưới và liên hệ thực tế hiểu biết cá nhân, hãy nêu những hiểu biết về Biển Đông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về Biển Đông.  

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

 GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển quốc tế là South China Sea là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương. Đây là vùng biển và các đả của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng.

Trường Sa (Việt Nam) tại Biển Đông           Biển Đông với các khu vực tranh chấp

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lãnh thổ Việt Nam ngoài vùng đất và vùng trời, còn có một vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông. Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Phạm vi Biển Đông được xác định như thế nào trên bản đồ? Vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm tự nhiên gì và được xác định như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phạm vi Biển Đông.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ phạm vi biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 11.1, thông tin trong mục I SGK tr.136 và trả lời câu hỏi:

- Xác định phạm vi của Biển Đông.

- Xác định các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phạm vi và các nước và lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 11.1  thông tin trong mục 1 SGK tr.136 và trả lời câu hỏi: Xác định phạm vi của Biển Đông.

- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát Hình 11.1 và thực hiện nhiệm vụ: Xác định các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xác định phạm vi Biển Đông, các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biển Đông là biển chung của nhiều nước và là vùng biển có diện tích gấp ba lần diện tích đất liền.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Phạm vi của Biển Đông

- Phạm vi của Biển Đông:

+  Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km².

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

- Các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam:

Trung Quốc, Phi – lip – pin, In – đô – nê – xia, Bru nây, Ma – lay – xia, Xing – ga – po, Thái Lan, Cam – pu – chia.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt nam).

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cá nhân, khai thác Hình 11.2, 11.3, 11.4, Bảng 11.1, 11.2, mục Em có biết, thông tin mục II SGK tr.137 - 141 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp xúc lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.

- Xác định các mốc đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam.

- Xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km² trên Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS:

+ Khai thác Hình 11.2, thông tin SGK tr. 137 – tr.141 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta (Đính kèm hình phía dưới Hoạt động 2).

+ Khai thác Hình 11.3 và hoàn thành nhiệm vụ: Xác định các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam (Đính kèm Hình phía dưới Hoạt động 2).

+ Khai thác Hình 11.4 và hoàn thành nhiệm vụ: Xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ (Đính kèm phía dưới Hình phía dưới Hoạt động 2).

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông (Đính kèm hình ảnh phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.139: Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam – pu – chia.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường thẳng gãy khúc, nối liền các điểm từ 0 – A11.

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.   

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

 

  
  
 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

    Hòn Nhạn – nơi có cột mốc chủ quyền       Mốc cơ sở lãnh hải A3 – Hòn Tài Lớn (Côn Đảo)

        vùng biển Tây của Tổ Quốc

Mốc cơ sở lãnh hải A9 – Hòn Ông Căn          Cột cờ Tô Quốc cột mốc A11 – đảo Cồn Cỏ

Mốc cơ sở A7 trên Hòn Đôi, phía sau Mũi Đôi           Cột mốc A5 – Hòn Bảy Cạnh

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo của Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Bảng 11.3, Hình 11.5, thông tin trong mục III SGK tr.141 - 143 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: khai thác Bảng 11.3, Hình 11.5, thông tin mục III SGK tr.141 – 143 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam (Đính kèm hình ảnh, bảng phía dưới Hoạt động 3)

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm hải văn.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm sinh vật, khoáng sản.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: ….

Dựa vào Hình 11.5, Bảng 11.3, thông tin mục III SGK tr.141 – 143, hãy hoàn thiện thông tin về các đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VÙNG

 BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Yếu tố

 tự nhiên

Đặc điểm

Địa hình

 

Khí hậu

 

Hải văn

 

Sinh vật

 

Khoáng sản

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến các đặc điểm tự nhiên của biển đảo Việt Nam (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 3).

- GV mở rộng kiến thức cho HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao sinh vật biển nước ta phong phú và đa dạng?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hòi mở rộng: Sinh vật biển nước ta phong phú và đa dạng, vì:

+ Do nhiệt độ cao nên sinh vật nhiệt đới phát triển mạnh.

+ Dòng biển hoạt động theo mùa mang theo các luồng sinh vật di cư tới.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chính những đặc điểm tự nhiên là một trong những điều kiện giúp Việt Nam phát triển tiềm tăng ngành tổng hợp kinh tế biển để phát triển kinh tế đất nước đồng thời là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ Quốc.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

III. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 11: Phạm vi biển Đông, Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông, Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 cánh diều mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới cánh diều bài Phạm vi biển Đông, Các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông, Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam, giáo án Địa lí 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay