Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên các con sông, hồ, đầm ở nước ta mà em biết.
+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: sông Hồng, sông Đà, Sông Tiền, sông Hậu,… hồ Hoà Bình, hồ Lăk, hồ Gươm, Hồ Tây,…
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông ở nước ta có sự phụ thuộc chặt chẽ vào địa hình và khí hậu. Vậy mạng lưới sông và chế độ nước sông của nước ta có các đặc điểm gì? Hệ thống hồ, đầm và nước ngầm ở nước ta có vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam.
Hoạt động 1: Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông.
- Phân tích được chế độ nước của một số hệ thống sông lớn.
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS dựa mang vào nội dung trong SGK và quan sát hình 7.1 để phân tích đặc điểm lưới sông ngòi nước ta. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. Có thể giao nhiệm vụ mỗi nhóm tìm hiểu về hai hệ thống sông. + Nhóm 1,2: Tìm hiểu chế độ nước sông Hồng. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu chế độ nước sông Thu Bồn + Nhóm 5,6: Tìm hiểu chế độ nước sông Cửu Long GV yêu cầu HS sẽ xác định lưu vực của mỗi hệ thống sống trên hình 7.1. Sau đó, HS căn cứ vào bảng 7 để phân tích chế độ nước sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV cần hướng dẫn HS quan sát hình, đọc thông tin để rút ra các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. GV cũng có thể yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ thể hiện được các đặc điểm của sông ngòi. - GV cần gợi ý cho HS mối quan hệ của sông ngòi với các yếu tố tự nhiên như: địa chất, địa hình, khí hậu và con người. Do lãnh thổ hợp ngang nên phần lớn các sông của nước ta nhỏ, ngắn; hướng địa hình quy định hướng dòng chảy; sự phân mùa của khí hậu đã dẫn tới sự phân mùa của nước sông. Lưu ý: Mạng lưới sông ngòi dày đặc là hệ quả của việc nước ta có lượng mưa lớn trong năm, tác động lên địa hình đồi núi tạo thành các dòng chảy đổ ra châu thổ lớn, nhỏ vùng ven biển. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: Nước ta có hơn 70 % tổng diện tích các lưu vực sông nằm ngoài đường biên giới quốc gia. Trong tổng số 839 tỉ mà nước mỗi năm trên các sông suối, chỉ có khoảng 38,6 % được cung cấp bởi lưu vực trong nước, phần lớn còn lại được chảy vào từ lưu vực nằm bên ngoài lãnh thổ. Sông có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Hướng sông chảy: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. + Sông nhiều nước và có sự phân mùa + Có lượng phù sa lớn - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông 1. Đặc điểm mạng lưới sông - Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc, với 2 360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Phần lớn các sông của nước ta nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc. - Sông có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, phù hợp với hướng nghiêng địa hình và hướng của các dãy núi. - Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. + Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, thường kéo dài khoảng 4.5 tháng, chiếm khoảng 70 – 80 % lượng nước cả năm. + Mùa cạn tương ứng với mùa khô, dài khoảng 7 – 8 tháng, tuy nhiên chi chiếm khoảng 20 – 30 % lượng nước cả năm. - Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn năm. 2. Chế độ nước - Hệ thống sông Hồng: + Chảy theo hướng tây bắc – đông nam. + Sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển. + Sông có chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh. - Hệ thống sông Thu Bồn +Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông. + Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu đông nhưng tập trung khoảng 65 % tổng lượng nước cả năm. Do độ dốc địa hình lớn, hình đang sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh - Hệ thống sông Cửu Long: + Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu. Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính. là sông Tiền và sông Hậu. + Hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước đơn giản và khá điều hoà với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm. |
---------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác