Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi: “THỬ TÀI ĐOÁN TRANH”
GV đưa ra một số hình ảnh về địa hình ở nước ra và yêu cầu HS: Tham gia trò chơi “Nhìn hình đoán tên” Đây là dạng địa hình nào ở nước ta.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: Địa hình núi
+ Hình 2: Địa hình đồi
+ Hình 3: Địa hình đồng bằng
+ Hình 4: Địa hình bờ biển
+ Hình 5: Địa hình hang động
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và có sự thay đổi từ bắc vào nam, từ tây sang đông, từ miền núi xuống đồng bằng,... tạo nên các khu vực địa hình khác nhau. Tuy nhiên, địa hình nước ta vẫn có những đặc điểm chung. Vậy những đặc điểm chung đó là gì?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Địa hình Việt Nam.
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của địa hình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm (4nhóm) theo kĩ thuật mảnh ghép và thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào lược đồ và các hình ảnh, đọc thông tin mục II và trả lời câu hỏi: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1: Chứng minh đặc điểm: Địa hình đồi núi chiếm ưu thế. + Nhóm 2: Chứng minh đặc điểm: Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. + Nhóm 3: Chứng minh đặc điểm: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Nhóm 4: Chứng minh đặc điểm: Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 4 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới. Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
| I. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế - Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000 m. - Địa hình đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam. Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển. b. Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Đến Tân kiến tạo, địa hình nước ta tiếp tục được nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Từ cao xuống thấp có các bậc địa hình chính là đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn đã làm cho quá trình phong hoá ở nước ta xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở. - Tại các vùng núi đá vôi, tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ. - Các quá trình của ngoại lực như: xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ.... đã làm thay đổi bề mặt địa hình. d. Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người - Các tác động tích cực của con người góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Tuy nhiên, con người cũng có những tác động tiêu cực làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. |
--------------Còn tiếp--------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: