Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 cánh diều bài Thổ nhưỡng Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 3: THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  • Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
  • Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng của đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  • Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
  • Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng; trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính; phân tích đặc điểm của đất fe-ra-lit và giá trị sử dụng đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp; phân tích đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  • Tìm hiểu địa lí: thông qua việc sử dụng Bản đồ phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam để trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất ở nước ta.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc lấy ví dụ thực tiễn nhằm hiểu rõ hơn về tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên đất.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam.
  • Các tranh ảnh liên quan đến đặc điểm và vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS lắng nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa và nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.

- HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế, kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.

  1. Nội dung:

- GV cho HS lắng nghe file âm thanh/video bài hát Hành trình trên đất phù sa và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.

- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nghe bài hát “Hành trình trên đất phù sa”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa (sáng tác: nhạc sĩ Thanh Sơn).

Hành Trình Trên Đất Phù Sa - Phi Nhung | Bài hát, lyrics (zingmp3.vn)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: : Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung, chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS xung phong nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Các vùng, miền được nhắc đến trong bài hát: Đồng bằng sông Cửu Long – Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Tháp Mười, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, sông Cửu Long,…

- GV kết luận: Qua lời bài hát Hành trình trên đất phù, chúng ta phần nào thấy được giá trị mà đất phù sa mang lại cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa, vựa cây ăn trái,…).

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Kể tên một số loại đất ở nước ta

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS liên hệ thực tế, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số loại đất ở nước ta mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Một số loại đất ở nước ta:

   

Đất feralit

Đất phù sa

Đất mùn trên núi

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Quá trình hình thành đất có liên quan đến nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu,… có vai trò quan trọng. Vậy thổ nhưỡng Việt Nam có đặc điểm và giá trị sử dụng như thế nào? Việc chống thoái hóa đất ở nước ta trở nên cấp thiết ra sao? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm, nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Thổ nhưỡng là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

+ Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng ở nước ta: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I SGK tr.125, 126 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng thể hiện qua những quá trình nào?

+ Vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa?

+ Vì sao lại xảy ra quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ?

+ Vì sao quá trình thoái hóa đất diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Lớp phủ thổ nhưỡng phản ánh được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam – tính chất nhiệt đới gió mùa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình đồi núi dốc, thuận lợi cho việc rửa trôi các chất ba-zơ, tích tụ ô-xít sắt, ô-xít nhôm.

→ Đất fe-ra-lit điển hình.

+ Nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn, phân bố ở nhiều nơi trên cả nước.

- Trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, chế độ mưa mùa thúc đẩy quá trình xói mòn – rửa trôi.

 → Làm mỏng tầng đất mặt ở đỉnh, sườn, tích lũy vật chất ở chân đồi, núi.

→ Vật liệu bị xói mòn được dòng chảy vận chuyển, lắng đọng, tích tụ tại vùng trũng thấp → đất phù sa ở đồng bằng, ven sông suối.

- Quá trình xói mòn – rửa trôi xảy ra phổ biến ở khu vực đồi núi.

→ Đất bị thoái hóa nhanh.

+ Khu vực chuyển tiếp giữa gò đồi, đồng bằng: quá trình làm đá ong làm đất suy thoái, tầng đất mỏng, mất khả năng canh tác.

+ Đồng bằng: quá trình rửa trôi, hoạt động canh tác chưa hợp lí làm đất bạc màu.

+ Vùng trũng: nước bị ứ đọng, hình thành đất glây, khó sản xuất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhóm đất chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 1, cụ thể như sau:

- Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 9.1 – 9.3, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.126 – 128 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng của đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở nước ta.

- Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 9.1, 9.4 – 9.6, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.128 – 130 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông, thủy sản ở nước ta.

- Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 9.1, thông tin mục I.3 SGK tr.130 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố của nhóm đất mùn núi cao ở nước ta

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Hoàn thành Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 9.1 – 9.3, mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr.126 – 128 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng của đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở nước ta.

+Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 9.1, 9.4 – 9.6, mục Em có biết, thông tin mục I.2 SGK tr.128 – 130 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông, thủy sản ở nước ta.

+ Nhóm 5, 6: Khai thác Hình 9.1, thông tin mục I.3 SGK tr.130 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm, sự phân bố của nhóm đất mùn núi cao ở nước ta

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH

Nhóm đất

Đặc điểm

Phân bố

Giá trị sử dụng

Fe-ra-lit

?

?

?

Phù sa

?

?

?

Đất mùn núi cao

?

?

_

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về ba nhóm đất chính ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính theo Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nước ta có ba nhóm đất chính là nhóm đất fe-ra-lit, nhóm đất phù sa và nhóm đất mùn núi cao. Mỗi nhóm đất được chia thành các loại đất khác nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Các nhóm đất chính

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ BA NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA

1. Nhóm đất fe-ra-lit

Phẫu diện đất feralit

Đất feralit hình thành trên đá vôi

Đất feralit hình thành trên đá badan

Cây cà phê sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên đất fe-ra-lit

Cây bơ đạt năng suất và hiệu quả

kinh tế cao trên đất fe-ra-lit

2. Nhóm đất phù sa

  

Đồng bằng châu thổ sông hồng có diện tích đất phù sa lớn thứ 2 cả nước

Trồng ngô trên đất phù sa

Trồng mía trên đất phù sa

https://www.youtube.com/watch?v=4AiB0U8Q8pA

3. Nhóm đất mùn núi cao

  

Nhóm đất mùn núi cao

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm đất

Đặc điểm

Phân bố

Giá trị sử dụng

Fe-ra-lit

- Chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm, có màu đỏ vàng.

- Có đặc tính chua, nghèo mặn, thoáng khí.

- Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan, đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua, độ phì cao.

- Có diện tích lớn, chiếm 65% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp:

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá badan: phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi: phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

- Nông nghiệp:

+ Trồng các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,…).

+ Trồng cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na, sầu riêng,…).

- Lâm nghiệp:

+ Trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,…).

+ Trồng cây dược liệu (hồi, quế, sâm,…).

 

Phù sa

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng.

- Có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng:

+ Đất phù sa sông có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.

+ Đất mặn có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển.

+ Đất phèn chua.

+ Đất cát biển nghèo dinh dưỡng.

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu.

 

- Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, dải đồng bằng duyên hải Miền Trung:

+ Ở đồng bằng sông Hồng: phân bố ở ngoài đê (được bồi đắp hằng năm), trong đê (không được bồi đắp hằng năm).

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long: phân bố ở ven sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn phân bố ở các vùng trũng thấp (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên).

+ Đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát biển tập trung ở ven biển.

+ Đất phù sa phân bố ở các đồng bằng nhỏ, hẹp.

- Nông nghiệp: đất phù sa sông thích hợp trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.

+ Ở đồng bằng sông Hồng: trồng cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,…); cây ăn quả (nhãn, vải, chuối,…); trồng cói; phát triển rừng ngập mặn.

+ Ở đồng bằng duyên hải miền Trung: trồng cây lương thực; cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía,…).

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long: trồng cây ngắn ngày (lúa, cói,…), cây ăn quả (mãng cầu, dừa,…).

- Thủy sản: ở vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản.

 

Đất mùn núi cao

- Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm, quá trình phong hóa, phân giải các chất hữu cơ chậm.

- Giàu mùn, có màu đen, nâu đen.

- Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao 1 600 – 1 700 m

Nhóm đất mùn núi cao được hình thành ở các vùng núi cao, có rừng che phủ nên không nói đến giá trị sử dụng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 9.7, mục Em có biết, thông tin mục III SGK tr.130, 131 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Chứng minh tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất ở nước ta.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 9.7, mục Em có biết, thông tin mục III SGK tr.130, 131 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Chứng minh tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất ở nước ta.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Chứng minh tính cấp thiết
của vấn đề chống thoái hóa đất

1. Vai trò của đất

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

2. Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta hiện nay

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

3. Hậu quả của việc làm thoái hóa đất

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

4. Một số biện pháp chống thoái hóa đất

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt nêu 4 nội dung chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thoái hoá đất dẫn đến độ phì của đất giảm khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt. Vì vậy, việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 3.

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ THOÁI HÓA ĐẤT

Xói mòn đất

Đất nhiễm mặn

Đất ngập úng

Ô nhiễm đất do hóa chất nông nghiệp

https://www.youtube.com/watch?v=MpXnx1nQ6r8 (0p37s – 1p27s)

https://www.youtube.com/watch?v=JHEhJ7BdYUw (0p24s – 0p44s)

https://www.youtube.com/watch?v=682_XYEfMMU

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHỨNG MINH TÍNH CẤP THIẾT

CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG THOÁI HÓA ĐẤT

1. Vai trò của đất

Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất:

- Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm.

- Chứa một lượng lớn các vi sinh vật đa dạng, giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng.

 

- Là cơ sở của hệ thống lương thực, nơi phát triển của tất cả các loài thực vật để sản xuất lương thực.

2. Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta hiện nay

- 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên quá trình thoái hóa đất thường xảy ra rất nhanh.

- Năm 2020, Việt Nam có trên 9 triệu ha đất bị thoái hóa.

 

3. Hậu quả của việc làm thoái hóa đất

- Quá trình thoái hóa đất làm giảm khả năng sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, gây áp lực lớn đến việc sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.

- Các biểu hiện chủ yếu của thoái hóa đất ở nước ta:

Xói mòn đất ở vùng đồi núi

Hoang mạc hóa ở vùng

duyên hải Nam Trung Bộ

Mặn hóa, phèn hóa ở

đồng bằng sông Cửu Long

Ô nhiễm đất ở các thành phố

4. Một số biện pháp chống thoái hóa đất

Chống thoái hóa đất là nhiệm vụ cấp thiết ở nước ta hiện nay. Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất, chống thoái hóa đất là:

- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên, trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.

  

- Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.

Giảm vận tốc nước chảy xuống dốc bằng cách xây đập giữ nước

Biến sườn đồi thành ruộng bậc thang

- Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.

  

- Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước ngọt thường xuyên. Trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.

  
Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 cánh diều mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới cánh diều bài Thổ nhưỡng Việt Nam, giáo án Địa lí 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay