Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 cánh diều bài Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
  • Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: nêu đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam, trình bày các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam
  • Tìm hiểu địa lí: khai thác các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, internet… để hiểu rõ hơn về đặc điểm môi trường biển đảo, sự phong phú, đa dạng của tài nguyên biển đảo Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: cập nhật các kiến thức mới về môi trừng và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực, tự giác trong học tập.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tài liệu văn bản về một số hiện tượng ô nhiễm nước biển (nếu có).
  • Tranh ảnh về các loài sinh vật biển, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên biển và một số vùng biển có giá trị du lịch lớn của Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, nêu được những hiểu biết về môi trường biển đảo Việt Nam.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video liên quan đến tài nguyên môi trường biển đảo của Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=36BZOR9ypMk&t=40s

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, nêu hiểu biết của em về tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những hiểu biết về tài nguyên môi trường biển đảo của Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu nhận xét: Thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam đa dạng và giàu tiềm năng, thu hút khách du lịch với hàng nghìn bãi tắm đẹp để trở thành “quốc gia biển”. Tuy nhiên, hiện nay môi trường biển đảo Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề ô nhiêm môi trường biển đảo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.

               Bãi biển Mỹ Khê                                          Bãi biển Trà Cổ

Nước biển Đồ Sơn đục ngầu                      Bãi tắm Hạ Long chứa đẩy rác nhựa

       ảnh hưởng đến du lịch biển

- GV dẫn dắt vào bài học: Việt Nam là quốc gia biển. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại đang là thế mạnh cho nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên, nước ta đã và đang rất chú trọng tới việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường biển đảo. Vậy môi trường biển đảo của nước ta có đặc điểm gì? Vùng biển và thềm lục địa nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường biển đảo Việt Nam.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo.

- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin từ hình ảnh, tư liệu phục vụ nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác mục Em có biết, thông tin trong mục I SGK tr.144 - 145 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

- Hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm môi trường biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin trong mục I.1 SGK tr.144 và trả lời câu hỏi:  Hãy nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

- GV nêu câu hỏi gợi mở: Môi trường biển đảo có gì khác biệt so với môi trường trên đất liền?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm môi trường biển đảo. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Môi trường biển đảo có liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Môi trường biển đảo Việt Nam

1. Đặc điểm môi trường biển đảo

- Môi trường biển không thể bị chia cắt, chỉ cần một vũng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên đảo.

- Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi tác động của con người. Chỉ cần một tác động nhỏ của con người cũng có thể gây ra một chuỗi biến động và phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh.

 

Nhiệm vụ 2: Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm môi trường biển đảo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin trong mục I.2 SGK tr. 145 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Biển đảo có vai trò như thế nào đới với sự phát triển kinh tế - xã hội?

+ Vì sao môi trường biển nước lại bị ô nhiễm.

+ Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả gì?

+ Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video có liên quan đến môi trường biển đảo Việt Nam.

 

 

 

Nước thải chưa được xử lí đổ ra biển Mỹ Khê

Rác thải bốc mùi dọc ven biển Mũi Né

Sự cố tràn dầu trên vùng biển Cát Hải

https://www.youtube.com/watch?v=PIAyVRputp0

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.145: Hiện tượng dầu loang trên biển.

https://www.youtube.com/watch?v=LBW_l_72YQQ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Ngày nay, với sự phát triển các loại hình du lịch và các ngành kinh tế tổng hợp biển thì ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiện trạng môi trường biển đảo Việt Nam đang bị tác động nặng nề bởi hành vi của con người và làm suy giảm kinh tế biển. Hãy chung tay bảo vệ tài nguyên quý giá “biển bạc” của đất nước Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- Vai trò của biển đảo:

+ Vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

+ Cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên.

+ Cửa ngõ giúp nước ta mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới.

- Hiện trạng của biển đảo:

+ Hoạt động công nghiệp thải chất độc hại ra biển.

+ Sự cố tràn dầu, rửa tàu và các hoạt động kinh tế làm ô nhiễm môi trường biển.

+ Ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội.

+ Tình trạng nước biển dâng.

- Hậu quả của việc môi trường biển đảo bị ô nhiễm: hệ sinh thái khó phục hồi, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế biển.

- Giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo:

+ Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.

+ Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

+ Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.

+  Trồng và bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn.

 + Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.

+ Đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác, dọn rác, xử lí rác để làm sạch bờ biển.

+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 12.1 – Hình 12.3 mục Em có biết, thông tin trong mục II SGK tr.146 - 147 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy trình bày về các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, cụ thể như sau:

Khai thác Hình 12.1, 12.2, 12.3, mục Em có biết, thông tin trong mục III SGK tr.146, 147 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy trình bày về các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta (Đính kèm Hình ảnh phía dưới Hoạt động 2).

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên du lịch.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu tài nguyên năng lượng biển.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 12.1, 12.2, 12.3, thông tin mục III SGK tr.146 - 147, hãy hoàn thành thông tin về tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam vào bảng sau:

TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA

 VIỆT NAM

Các tài nguyên

Đặc điểm

Lấy ví dụ

Tài nguyên

 sinh vật

 

 

Tài nguyên khoáng sản

 

 

Tài nguyên

du lịch

 

 

Tài nguyên

năng lượng biển

 

 

-  GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.147: Băng cháy.

- GV mở rộng, đặt câu hỏi cho HS: Vì sao các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối, vì:

+ Do có đường bờ biển dài.

+ Biển có độ muối trung bình cao, nền nhiệt độ cao và nhiều nắng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Với những tài nguyên biển đảo phong phú là điều kiện cung cấp nguồn lợi cho cư dân trong nước, đồng thời là điều kiện cần thiết để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời mỗi người dân đều cần có ý thức trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

  

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA

VIỆT NAM

               Rừng ngập mặn Cà Mau                                            Sò huyết

       Cát Bà – “đảo ngọc” của Vịnh Bắc Bộ                            Phá Tam Giang

            Thủy triều đỏ xuất hiện tại                   Nghề làm muối – chắt lọc vị mặn của biển khơi

           xã Nhân Trạch (Quảng Bình)

Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 cánh diều mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới cánh diều bài Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam, giáo án Địa lí 8 cánh diều

Soạn mới giáo án Địa lí 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay