Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: SINH VẬT VIỆT NAM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” – Đoán tên các loài động vật trong hình.
- GV treo bảng phụ/trình chiếu lần lượt từng hình:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát lần lượt các hình ảnh, đọc đúng tên các loài động vật được nhắc đến trong mỗi hình.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 6 HS lần lượt đọc tên 6 con vật trong mỗi hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Hình 1. Báo đốm. | Hình 2. Sư tử. | Hình 3. Con voi. |
Hình 4. Tê giác. | Hình 5. Hà mã. | Hình 6. Con cáo. |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái khác nhau. Để nắm rõ hơn về sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng như tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Sinh vật Việt Nam.
Hoạt động 1: Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân (5 phút), sau đó trao đổi cặp đổi (10 phút), khai thác Hình 10.1 – Hình 10.5, mục Em có biết, thông tin trong mục 1 SGK tr.141- 143 và trả lời câu hỏi: Hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. - GV cung cấp thêm cho HS thông tin về sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam; hình ảnh, video về một số loài động vật, thực vật; vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, video, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và kiểu hệ sinh thái. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam - Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền: + Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, gồm hơn 50 000 loài được xác định:
+ Số lượng cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền. - Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: + Các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:
+ Các hệ sinh thái nhân tạo:
| ||||||||||||||
THÔNG TIN VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT Ở VIỆT NAM Theo dữ liệu của Liên minh bảo tổn thiên nhiên quốc tế (TUCN), đã ghi nhận ở nước ta khoảng 20 000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 1 000 loài chim, 348 loài thú, 384 loài bò sát, 221 loài lưỡng cư và hơn 2 000 loài cá. Trong các loài được ghi nhận, nhiều loài có giá trị bảo tồn cao, khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như: thu hải đường ba tai, đỉnh tùng, gõ đỏ,...; sao la, cheo cheo lưng bạc, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, voi châu Á, bò rừng, bò xám, hổ, báo, hươu sao, các loài linh trưởng, các loài rùa biến và rùa cạn,... Khu hệ động vật Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng này thì Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài là phân loài đặc hữu. Trong vùng này có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam có 33 loài, trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. Từ 1997 - 2014, dựa trên kết quả điểu tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi, loài có giá trị khoa học. Trong 139 loài động, thực vật được tìm thấy có 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá và I loài động vật có vú. Các nhà khoa học Việt Nam đã công bố 1 023 loài mới, cả về thực vật, động vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ năm 2014 đến 2018, có 344 loài mới gồm 208 loài động vật, 136 loài thực vật, đã được mô tả và công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế và Tạp chí Sinh học của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước Đa dạng sinh học, 2019). Tuy nhiên, tính đến năm 2021, có khoảng 227 loài thực vật, 75 (21%) loài thú, 57 (6%) loài chim, 75 (19%) loài bò sát, 53 (24%) loài lưỡng cư và 136 (7%) loài cá được liệt kê là các loài bị đe doa (nghĩa là thuộc mức cực kì nguy cấp, nguy cấp và sắp nguy cấp). HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT – VƯỜN QUỐC GIA – KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM
|
Hoạt động 2: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt, nêu vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: + Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phân loài, nguồn gen. + Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. + Ngoài ra, các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,... - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 10.6, mục Em có biết, thông tin trong mục 2 SGK tr.143, 144 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về hiện trạng suy giảm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2) - GV cung cấp thêm cho các nhóm thông tin, hình ảnh, video liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét nhóm bạn có cùng nội dung, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn đa dạng sinh học. | 2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
THÔNG TIN VỀ SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, các hệ thống rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn dần suy giảm. Nước ta sở hữu nhiều loại rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn phong phú, tuy nhiên do tác động của biến đối khí hậu cũng như áp lực đô thị hoá và gia tăng dân số, nhiều khu rừng đã mất đi sự đa dạng của các loài sinh vật. Hệ sinh thái biến cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút. Ngoài các nguyên nhân do biến đối khí hậu, các hoạt động của con người chính là nguyên nhân gây mất đi sự đa dạng sinh vật, trong đó có thể kể đến như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đốt rừng làm rẫy,... Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng những hoạt động khai thác quá mức của con người là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản, đặc biệt là đối với những tài nguyên thuỷ sản ven bờ; bên cạnh đó có những cách khai thác mang tính huỷ diệt gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hoá chất. Ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nhiều nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chất thải đô thị làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật. Mặt khác, ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông, ven bờ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật cửa sông, ven biển. HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác