Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 kết nối bài Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ CHUNG 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  • Sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để hình thành kiến thức về vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức địa lí: xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Tìm hiểu địa lí: trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để hình thành kiến thức về vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển đảo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu. 
  • Lược đồ phạm vi Biển Đông.
  • Sơ đồ đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
  • Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về vùng biển đảo Việt Nam với nội dung chủ đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình chiếu video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa và yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa:

https://youtu.be/Iq-fqY4XDSY?si=bJy6nm5Wfq5IGgag

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống của người dân ở Trường Sa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tóm tắt ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (SGK tr.146, 147), thông tin mục 1 (SGK tr.164, 165), kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (SGK tr.146, 147), thông tin mục 1 (SGK tr.164, 165), kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.

- GV mở rộng cho HS thông tin 12 huyện đảo của Việt Nam:

STT

Đơn vị

Diện tích đất nổi (km2)

Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1

Huyện Vân Đồn

551,30

Tỉnh Quảng Ninh

2

Huyện Cô Tô

46,20

Tỉnh Quảng Ninh

3

Huyện Cát Hải

345,00

Thành phố Hải Phòng

4

Huyện Bạch Long Vĩ

2,50

Thành phố Hải Phòng

5

Huyện Cồn Cỏ

2,50

Tỉnh Quảng Trị

6

Huyện Hoàng Sa

305,00

Thành phố Đà Nẵng

7

Huyện Lý Sơn

9,97

Tỉnh Quảng Ngãi

8

Huyện Trường Sa

496,00

Tỉnh Khánh Hòa

9

Huyện Phú Quý

16,00

Tỉnh Bình Thuận

10

Huyện Côn Đảo

75,15

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

11

Huyện Kiên Hải

30,00

Tỉnh Kiên Giang

12

Thành phố Phú Quốc

589,23

Tỉnh Kiên Giang

Các huyện, thành phố đảo ở Việt Nam, năm 2022

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền).

- Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông.

Hoạt động 2: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 2.1 SGK tr.165, 166 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí để trả lời câu hỏi:

+ Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.

+ Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và câu trả lời của HS về đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 2.1 SGK tr.165, 166 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.

+ Nhóm 3, 4: Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

Tàu thuyền đánh cá ở Mũi Né, Bình Thuận

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 2

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG 

VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Đặc điểm môi trường vùng biển đảo

Tài nguyên vùng biển đảo

……………………………...

……………………………...

……………………………...

……………………………

……………………………

……………………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục, kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,…

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”. GV chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến yêu cầu cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Kể tên các bãi biển, địa điểm du lịch biển đảo nổi tiếng của nước ta.

+ Nhóm 3, 4: Kể tên các loại thủy sản có giá trị cao ở nước ta.

Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.

- GV trình chiếu video, hình ảnh liên quan đến tài nguyên biển đảo của nước ta (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 2

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG 

VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Đặc điểm môi trường vùng biển đảo

Tài nguyên vùng biển đảo

- Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

- Tài nguyên sinh vật: nhiều loài có giá trị kinh tế cao, hằng năm có thể khai thác 1,6 – 1,7 triệu tấn cá, 60 – 70 nghìn tấn tôm, 30 – 40 nghìn tấn mực.

- Chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,…) bị suy thoái,…

- Tài nguyên khoáng sản: nguồn muối vô tận, các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thủy tinh, ti-tan.

- Tài nguyên du lịch biển đảo đặc sắc, đa dạng.

VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA

Video du lịch biển đảo Việt Nam:

https://youtu.be/ReOPJxxea-M?si=ykxcYpJg2M_KtX9W

Video về ngành xuất khẩu thủy sản năm 2022:

https://vtv.vn/kinh-te/2022-nam-but-pha-cua-thuy-san-viet-nam-20221226093727541.htm

MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BIỂN ĐẢO NỔI TIẾNG

Biển Hồ Cốc, Bà Rịa – Vũng Tàu

Bãi Cháy, Quảng Ninh

Đảo Gầm Ghì, Phú Quốc

Vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận

MỘT SỐ LOẠI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ CAO

Bạch tuộc

Hàu

Cá lóc

Cá ba sa

Hoạt động 3: Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin trong mục 3 SGK tr.166, 167 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác thông tin trong mục 3 SGK tr.166, 167 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Trình bày những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở vùng biển đảo nước ta.

+ Nhóm 3, 4: Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

HOẠT ĐỘNG 3

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

 

Thuận lợi

Khó khăn

Phát triển kinh tế

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

Bảo vệ chủ quyền biển đảo

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

- GV định hướng gợi ý cho HS: 

+ Nhóm 1, 2: Phân tích thuận lợi đối với phát triển kinh tế theo từng hoạt động kinh tế biển (khai thác và nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo). 

+ Nhóm 3, 4: Phân tích thuận lợi từ phía luật pháp quốc tế về biển, sau đó là thuận lợi từ phía luật pháp, chính sách về biển của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Cùng với Biển Đông, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện đang là tiêu điểm của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hết sức phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo cần được quan tâm, chú trọng.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

HOẠT ĐỘNG 3

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

 

Thuận lợi

Khó khăn

Phát triển kinh tế

Tài nguyên biển phong phú, đa dạng thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo.

Chịu ảnh hưởng của bão, sạt lở bờ biển và nước biển dâng.

Cơ sở hạ tầng vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các nước khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

- Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...

- Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,... 

- Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông, đòi hỏi giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.

Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 kết nối mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới kết nối bài Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, giáo án Địa lí 8 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay