Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu bản tin dự báo thời tiết ở địa phương và yêu cầu HS cho biết trong bản tin chúng ta biết được những thông tin gì về thời tiết hôm nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem bản tin và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Các tính chất đó được biểu hiện như thế nào? Hãy liên hệ với khí hậu ở địa phương em. Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Khí hậu Việt Nam.
Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới
- Trình bày được tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bằng số liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, khai thác bằng 4.1 để trình bày được tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam. - GV có thể sử dụng một số câu hỏi gợi mở, tuy thuộc vào trình độ nhận thức của HS. + Tính chất nhiệt đới được thể hiện qua các yếu tố nào? + Tính chất nhiệt đới ở hai trạm khí tượng Lạng Sơn và Cà Mau được thể hiện như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới - Nhiệt độ không khí trung bình năm cả nước trên 20°C (trừ vùng núi cao ) và tăng dần từ bắc vào nam. - Số giờ nắng đạt từ 1.400 - 3.000 giờ năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/m/năm |
Hoạt động 2: Tính chất ẩm
- Trình bày được tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bằng số liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, khai thác bằng 4.2 để trình bày được tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. + Quan sát hàng thể hiện lượng mưa: HS có thể cộng tổng lượng mưa các tháng, nhận xét tháng mưa ít, những tháng mưa nhiều. + Quan sát hàng thể hiện độ ẩm: nhận xét về độ ẩm trung bình, hầu hết các tháng độ âm trên 80% Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | b. Tính chất ẩm - Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80% - Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 – 2000mm/năm. |
Hoạt động 3: Tính chất gió mùa
- Trình bày được tính chất gió mùa của khí hậu Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức hoạt động nhóm; Mỗi nhóm tìm hiểu về một loại gió. Các nhóm được tuỳ chọn hình thức thể hiện kết quả làm việc nhóm: có thể thông qua bảng tổng kết hoặc sơ đồ tư duy, có các nội dung: + Thời gian hoạt động + Nguồn gốc + Hướng + Tác động, ảnh hưởng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK., quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Gió mùa hạ có hướng tây nam là chủ yếu + Gió mùa đông có hướng đông bắc. + Mùa bão ở nước ta thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12, bão thường tập trung nhiều nhất vào các tháng 8, 9, 10 - GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. | c. Tính chất gió mùa - Gió mùa đông: + Thời gina hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau + Nguồn gốc: từ phía Bắc di chuyển xuống + Hướng: Đông Bắc là chủ yếu + Tác động, ảnh hưởng: · Ở miền Bắc: mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm). · Ở miền Nam: Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa lớn ở vùng ven biển Nam Trung Bộ; khô nóng ở Tây Nguyên và Nam Bộ - Gió mùa hạ: + Thời gina hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 + Nguồn gốc: đầu mùa hạ thổi từ bắc Ấn Độ Dương; giữa và cuối mùa hạ di chuyển từ nam bán cầu lên. + Hướng: Tây Nam là chủ yếu + Tác động, ảnh hưởng: · Đầu mùa hạ, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy ở dọc biên giới Việt Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiên phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng (gió Tây khô nóng). · Vào giữa và cuối mùa hạ, tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bao kèm theo mưa lớn.
|
| Gió mùa đông | Gió mùa hạ |
Thời gian hoạt động | Thời gina hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau | Thời gina hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 |
Nguồn gốc | từ phía Bắc di chuyển xuống | đầu mùa hạ thổi từ bắc Ấn Độ Dương; giữa và cuối mùa hạ di chuyển từ nam bán cầu lên |
Hướng | Đông Bắc là chủ yếu | Tây Nam là chủ yếu |
Tác động, ảnh hưởng | - Ở miền Bắc: mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm). - Ở miền Nam: Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa lớn ở vùng ven biển Nam Trung Bộ; khô nóng ở Tây Nguyên và Nam Bộ | - Đầu mùa hạ, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy ở dọc biên giới Việt Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiên phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng (gió Tây khô nóng). - Vào giữa và cuối mùa hạ, tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bao kèm theo mưa lớn. |
Hoạt động 4: Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam
- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam
- Phân tích được bảng số liệu và biểu đồ - lượng mưa để rút ra sự phân hoá khí hậu theo chiều vĩ độ và độ cao.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. - Hs làm việc cá nhân hoặc cặp đôi, đọc thông tin và phân tích bảng 4.1 ở mục 1 để thấy sự thay đổi nhiệt độ trung bình các tháng và nhiệt độ trung bình nằm ở lại địa điểm Lạng Sơn (phía bắc) và Cà Mau (phía nam). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác dữ liệu trong SGK để chứng minh được sự phân hoá theo chiều bắc – nam, đông - tây, theo độ cao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận: GV có thể sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, mở rộng về các nguyên nhân tạo nên sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. + Vị trí và hình dạng lãnh thổ: trong khu vực nội chí tuyến, vùng hoạt động của gió mùa châu Á, lãnh thổ trải dài theo chiều bắc - nam. + Ảnh hưởng của địa hình: gây ra sự phân hoá theo hướng sườn, theo độ cao và phân hoá địa phương. - Đối với sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc – nam, GV cho HS xác định hai miền khí hậu trên bản đồ hình 4.1 và giải thích thêm cho HS: ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu là dây Bạch Mã. Dày Bạch Mã là bức tường tự nhiên chắn gió mùa Đông Bắc và tạo nên sự khác biệt giữa hai miền khí hậu: + Miền khí hậu phía Bắc có hai mùa là mùa đông và mùa hạ. + Miền khí hậu phía Nam chia hai mùa là mùa mưa và mùa khô
| 3. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam Phân hoá theo chiều bắc – nam - Khí hậu trên phần đất liền của Việt Nam có thể chia thành hai miền: + Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C. Mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều. + Miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã trở vào. Nhiệt độ không khí trung bình nằm trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C; khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Phân hoá theo chiều đông – tây - Theo chiều đông – tây, khí hậu nước ta có sự phân hoá giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây. + Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền. + Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hoá phức tạp do tác động của gió mùa và hưởng của các dãy núi. Phân hoá theo độ cao - Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo độ cao. Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu: + Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 – 700 m, miền Nam đến độ cao 900 – 1.000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi. + Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi, Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên. |
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác