Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 2: Địa hình Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 kết nối bài Địa hình Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
  • Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
  • Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • - Sử dụng được các công cụ của Địa lí học để khai thác thông tin và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên như hiện tượng phơn, sự phân hoá địa hình, tự nhiên...
  • - Xác định được trên bản đồ các đặc điểm địa hình và các dạng địa hình của Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • - Thêm yêu quê hương đất nước và có ý thức bảo vệ các cảnh quan tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ địa hình Việt Nam
  • Lát cắt địa hình chạy qua các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồng bằng
  • Tranh ảnh, video về địa hình Việt Nam
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số dạng địa hình ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi: “THỬ TÀI ĐOÁN TRANH”

GV đưa ra một số hình ảnh về địa hình ở nước ra và yêu cầu HS: Tham gia trò chơi “Nhìn hình đoán tên” Đây là dạng địa hình nào ở nước ta.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: Địa hình núi

+ Hình 2: Địa hình đồi

+ Hình 3: Địa hình đồng bằng

+ Hình 4: Địa hình bờ biển

+ Hình 5: Địa hình hang động

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Địa hình nước ta là kết hợp của các quá trình địa chất lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất đa dạng và phức tạp. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Địa hình Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

  1. Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ưu thế ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ một số đỉnh núi định Phan-xi-pàng, đỉnh Ngọc Linh một số nhánh núi chia cắt dải đồng bằng duyên hải miền Trung

  1. Nội dung: GV có thể cho HS làm việc nhóm tìm hiểu đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ưu thế ở nước ta
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ưu thế ở nước ta
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình 2,1 trong SGK hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam treo tường.

GV có thể cho HS làm việc nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một dạng địa hình, có thể chia nhóm theo gợi ý sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình đổi núi.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình đồng bằng.

Các dạng địa hình

Địa hình đồi núi

Địa hình đồng bằng

 

 

 

- GV cần lưu ý HS quan sát kĩ thang địa hình để nhận xét đặc điểm địa hình, có thể đặt các câu hỏi gợi mở:

+ Thang địa hình nào chiếm ưu thếChiếm khoảng bao nhiêu % diện tích lãnh thổ đất liền?

+ Xác định vị trí của một số dãy núi, đỉnh núi, đồng bằng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận trong 3 phút  và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả và xác định đặc điểm địa hình đồi núi nổi bật trên bản đồ.

Các dạng địa hình

Địa hình đồi núi

Địa hình đồng bằng

Đặc điểm

Đồi núi chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đổi núi nước ta chạy dài 1.400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biến nhẫn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ

Địa hình đồng bằng chỉ  chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực; điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đối núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV cung cấp thêm một số hình ảnh, video về các núi cao, sơn nguyên, cao nguyên....ở nước ta để HS có cái nhìn thực tế về địa hình đồi núi chiếm ưu thế của nước ta.

https://www.youtube.com/watch?v=ID69GdHbmqE

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

+ Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Đồi núi nước ta dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.

+ Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền.

 

Hoạt động 2: Địa hình có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

  1. Mục tiêu:

- Xác định được một số dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam và theo hướng vòng cung.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b và hình 2.1 trong SGK để xác định được một số dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam và theo hướng vòng cung
  2. Sản phẩm học tập: một số dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam và theo hướng vòng cung.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b và hình 2.1 trong SGK để xác định được một số dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam và theo hướng vòng cung, từ đó rút ra kết luận hưởng chính của địa hình Việt Nam như trong nội dung bài học.

- GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của hướng địa hình đến hướng dòng chảy các con sông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV có thể gợi ý cho HS quan sát bản đồ để nhận xét hưởng của các con sông nước ta chảy theo hướng nào? Có tương đồng và phù hợp với hướng địa hình không?...

GV giúp HS nắm được hướng địa hình ảnh hưởng đến hướng dòng chảy của các con sông và HS tự nếu được một số ví dụ về hướng dòng chảy của các con sông chứng minh cho nội dung trên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc:

+ Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc...

+ Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc: cảnh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều, cánh cung Sông Gâm.

Ví dụ sông Hồng chảy theo hướng tây bắc - đông nam, phù hợp với hướng địa hình thung lũng sông Hồng chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

b. Địa hình có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

- Địa hình nước ta có hai hưởng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung

+ Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc...

+ Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc.

 

 

Hoạt động 3: Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt

  1. Mục tiêu:

– Nắm được tính chất phân bậc khá rõ rệt của địa hình Việt Nam.

 - Xác định được vị trí các bậc địa hình của nước ta trên bản đồ.

  1. Nội dung: GV yêu cầu Hs dựa vào thông tin mục c và hình 2.1 để xác định vị trí các bậc địa hình của nước ta trên bản đồ
  2. Sản phẩm học tập: chất phân bậc khá rõ rệt của địa hình Việt Nam.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu Hs dựa vào thông tin mục c và hình 2.1 để xác định vị trí các bậc địa hình của nước ta trên bản đồ với nhiều bậc kế tiếp nhau núi đối ở phía bắc, phía tây và tây bắc đông bằng ở phía đông và phía nam; thềm lục địa,...

- GV diễn giải thêm về lịch sử hình thành lãnh thổ để giải thích nguyên nhân tại sao địa hình nước ta có tính phân bậc khá rõ rệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK., quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

c. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.

Hoạt động 4: Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người

  1. Mục tiêu: Nắm được địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục d, hãy cho biết địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người như thế nào.
  3. Sản phẩm học tập: địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục d, hãy cho biết địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người như thế nào.

- GV giải thích kĩ hơn để HS hiểu được nguyên nhân tại sao địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK., quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS đọc mục Em có biết để mở rộng kiến thức về động Phong Nha. Ngoài ra, GV có thể yêu cầu HS liên hệ về tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

d. Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người

- Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đã bị phong hoá mạnh mẻ nên bề mặt địa hình được che phủ bởi một lớp vỏ phong hoá dày. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh, càng khiến địa hình bị chia cắt. Bề mặt địa hình dễbị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đã khi mưa lớn theo mùa.

- Lượng mưa lớn làm quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ, tạo nên các dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nước ngầm xâm thực sâu vào lòng núi đá hình thành những hang động lớn.

- Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế... làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo như: đê, đập,...

Hoạt động 5: Địa hình đồi núi

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm địa hình của bốn vùng đồi núi ở nước ta: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi của nước ta.

  1. Nội dung: GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS hoàn thành phiếu học tập
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm địa hình của bốn vùng đồi núi ở nước ta: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình 2.4, 2.6 trong SGK hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam treo tường

- GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS hoàn thành phiếu học tập. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một vùng địa hình đồi núi, có thể chia nhóm theo gợi ý sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình vùng Đông Bắc.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình vùng Tây Bắc.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.

Các khu vực địa hình

Giới hạn

Đặc điểm

Vùng Đông Bắc

 

 

Vùng Tây Bắc

 

 

Vùng Trường Sơn Bắc

 

 

Vùng Trường Sơn Nam

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS tìm hiểu các mục Em có biết để có thêm thông tin về các khu vực đồi núi ở Việt Nam. Ngoài ra. GV có thể cung cấp thêm một số hình ảnh, video về các khu vực địa hình núi cao, sơn nguyên, cao nguyễn... ở nước ta để HS có cái nhìn thực tế về khu vực địa hình đồi núi

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

2. Các khu vực địa hình

a. Địa hình đồi núi

- Vùng Đông Bắc:

+ Nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy, núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh

 + Là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Gồm những cảnh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) và vùng đối (trung du) phát triển mở rộng (như ở Phú Thọ, Bắc Giang..).

+ Địa hình các - xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long

- Vùng Tây Bắc:

+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1.000 - 2.000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam,

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,

Vùng Trường Sơn Bắc

+ Kéo dài từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

+ Dài khoảng 600 km, có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2,711 m), Rào Cô (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đám ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

Vùng Trường Sơn Nam:

+ Phía nam Trường Sơn Bắc  đến giáp đồng bằng sông Cửu Long

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc; có hưởng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2 598 m), Chu Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m)....

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thêm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

 

Các khu vực địa hình

Giới hạn

Đặc điểm

Vùng Đông Bắc

Nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy, núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh

 

+ Là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Gồm những cảnh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) và vùng đối (trung du) phát triển mở rộng (như ở Phú Thọ, Bắc Giang..).

+ Địa hình các - xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long

Vùng Tây Bắc

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

 

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1.000 - 2.000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam,

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,

Vùng Trường Sơn Bắc

Kéo dài từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

 

+ Dài khoảng 600 km, có độ cao trung bình khoảng 1 000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2,711 m), Rào Cô (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đám ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

Vùng Trường Sơn Nam

+ Phía nam Trường Sơn Bắc  đến giáp đồng bằng sông Cửu Long

 

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc; có hưởng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2 598 m), Chu Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m)....

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thêm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

Hoạt động 6: Địa hình đồng bằng

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của các vùng đồng bằng nước ta: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình đồng bằng của nước ta.

  1. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật ghép mảnh
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm của các vùng đồng bằng nước ta
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng H 2.6, 2.7, 2.8 trong SGK hoặc bản đồ tự nhiên Việt Nam treo tường.

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật ghép mảnh :

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu đồng bằng sông Hồng

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu các đồng bằng Duyên hải miền Trung

+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu long

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 6 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.

Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng:

Các khu vực

Nguồn gốc, diện tích

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

 

 

Các đồng bằng Duyên hải miền Trung

 

 

Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

b. Địa hình đồng bằng

 - Đồng bằng sông Hồng:

+ Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km2, lớn thứ hai nước ta, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp.

+ Dọc theo các bờ sông ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không còn được bồi đắp tự nhiên.

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích trên 40.000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.

+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gò đất cao, phân hạ châu thổ cao trung bình từ 2 – 3 m so với mực nước biển.

- Các đồng bằng duyên hải miền Trung

+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 000 km2; bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá có diện tích 3 100 km2.

+ Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.

 

Các khu vực

Nguồn gốc, diện tích

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15 000 km2, lớn thứ hai nước ta, được hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp.

Dọc theo các bờ sông ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không còn được bồi đắp tự nhiên.

 

Các đồng bằng Duyên hải miền Trung

Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 000 km2; bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá có diện tích 3 100 km2.

Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông, do đất có nguồn gốc hỗn hợp từ phù sa sông và phù sa biển, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích trên 40.000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.

Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gò đất cao, phân hạ châu thổ cao trung bình từ 2 – 3 m so với mực nước biển.

 

 

Hoạt động 7: Địa hình bờ biển và thềm lục địa

  1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
  2. Nội dung: GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS nêu đặc điểm của địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta
  3. Sản phẩm học tập: đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS nêu đặc điểm của địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta:

+ Kể tên các kiểu địa hình bờ biển ở nước ta.

+ Nêu đặc điểm địa hình của từng kiểu địa hình bờ biển.

+ Vùng thêm lục địa ở các vùng biển nước ta có gì khác nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK., quan sát Hình ảnh, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có hai kiểu là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

+ Bờ biển bồi tụ có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.

+ Bờ biển mài mòn rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.

- Thềm lục địa tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ nông và mở rộng, ở vùng biển miền Trung sâu hơn và thu hẹp.

 

--------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 2: Địa hình Việt Nam

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 kết nối mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới kết nối bài Địa hình Việt Nam, giáo án Địa lí 8 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay