Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Soạn mới Giáo án Địa lí 8 kết nối bài Thổ nhưỡng Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 3: THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
  • Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
  • Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  • Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.
  • Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất.
  • Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố của các nhóm đất chính.
  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên đất.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức khoa học địa lí: Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng; Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính; Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp; Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
  • Tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr.134 – tr.139; Sử dụng bản đồ Hình 9.3 SGK tr.136 để nhận xét đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
  • Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Tìm hiểu và thu thập thông tin về việc sử dụng các loại đất ở địa phương; Các biện pháp để bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất.
  1. Phẩm chất
  • Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ tài nguyên đất. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
    • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 
    • Máy tính, máy chiếu. 

 

  • Bản đồ các nhóm đất chính ở Việt Nam.
  • Một số tranh ảnh/video về các loại đất, giá trị sử dụng các loại đất, hiện trạng thoái hóa đất, một số biện pháp thoái hóa đất,…

 

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: 

- HS lắng nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa và nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát. 

- HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế, kể tên một số loại đất ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới. 

  1. Nội dung: 

- GV cho HS lắng nghe file âm thanh/video bài hát Hành trình trên đất phù sa và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát. 

- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta. 

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện: 

Nhiệm vụ 1: Nghe bài hát “Hành trình trên đất phù sa”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp nghe bài hát Hành trình trên đất phù sa (sáng tác: nhạc sĩ Thanh Sơn). 

Hành Trình Trên Đất Phù Sa - Phi Nhung | Bài hát, lyrics (zingmp3.vn)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: : Em hãy nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung, chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS xung phong nêu tên vùng, miền được nhắc đến trong bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Các vùng, miền được nhắc đến trong bài hát: Đồng bằng sông Cửu Long – Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Tháp Mười, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, sông Cửu Long,…

- GV kết luận: Qua lời bài hát Hành trình trên đất phù, chúng ta phần nào thấy được giá trị mà đất phù sa mang lại cho vùng Đồng bằng sông Cừu Long (vựa lúa, vựa cây ăn trái,…).

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Kể tên một số loại đất ở nước ta

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại đất ở nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS liên hệ thực tế, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số loại đất ở nước ta mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Một số loại đất ở nước ta:

   

Đất feralit

Đất phù sa

Đất mùn trên núi

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và đặc điểm thổ nhưỡng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các nhân tố hình thành đất đã làm cho nước ta có nhiều nhóm đất khác nhau. Các nhóm đất có tính chất riêng biệt và phù hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhất định. Để nắm rõ hơn về các nhóm đất chính ở nước ta, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm, nay – Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp thổ nhưỡng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta. 
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.134, 135 và trả lời câu hỏi: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp thổ nhưỡng và chuẩn kiến thức của GV. 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Thổ nhưỡng là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

+ Các nhân tố hình thành nhổ nhưỡng ở nước ta: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.

- GV nêu vấn đề: 

+ Vì sao thổ nhưỡng nước ta lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa?

+ Những biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của thổ nhưỡng nước ta là gì?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.134, 135 và trả lời câu hỏi: Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng thể hiện qua những quá trình nào?

+ Vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa?

+ Vì sao lại xảy ra quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ?

+ Vì sao quá trình thoái hóa đất diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lớp phủ thổ nhưỡng phản ánh được đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam – tính chất nhiệt đới gió mùa.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp thổ nhưỡng

- Tính chất nóng ẩm của khí hậu: quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày.

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng: hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam, có đặc điểm nghèo mùn, chua.

- Tính chất phân mùa của khí hậu: xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa làm tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du, miền núi.

- Lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa: gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi, bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

Hoạt động 2: Ba nhóm đất chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. 

- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. 

  1. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS làm việc 4 nhóm, khai thác Hình 9.1 – 9.5, mục 2a, 2b SGK tr.135 – 138 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit, đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2c SGK tr.138 và trả lời câu hỏi: Cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi. 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS về ba nhóm đất chính và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: 

Khai thác Hình 9.1 – 9.3, thông tin trong mục 2a SGK tr.135, 136 và hoàn thành nội dung trong Phiếu học tập số 1: Trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

+ Nhóm 2, 4:

Khai thác Hình 9.3 – 9.5, thông tin trong mục 2b SGK tr.136 – 138 và hoàn thành nội dung trong Phiếu học tập số 1: Trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết: Kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo Phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

- GV mời đại diện 2 HS kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

(Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ba nhóm đất chính

a. Nhóm đất feralit

b. Nhóm đất phù sa

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

HÌNH ẢNH VỀ NHÓM ĐẤT FERLIT

Phẫu diện đất feralit

Đất feralit hình thành trên đá vôi

Đất feralit hình thành trên đá badan

Trồng keo trên đất Feralit 

ở huyện Đakrông (Quảng Trị)

Trồng hoa hướng dương trên đất đỏ badan ở huyện Nghĩa Đàn Nghệ An)

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NHÓM ĐẤT PHÙ SA

  

Đất phù sa sông Hồng

Trồng lúa trên đất Phù Sa 

ở tỉnh Thái Bình

Trồng lạc trên đất phù sa 

ở tỉnh Quảng Nam

https://www.youtube.com/watch?v=4AiB0U8Q8pA


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Đất feralit

Đất phù sa

Phân bố

  

Đặc điểm

  

Giá trị sử dụng

  

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Đất feralit

Đất phù sa

Phân bố

Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1600 - 1700 m trở xuống.

Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

Đặc điểm

- Có màu đỏ vàng do chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.

- Lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí, thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

- Có độ phì cao, rất giàu chất dinh dưỡng.

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng: ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. 

- Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung: có độ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông. 

- Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long: đất phù sa ngọt có độ phì cao, đất phèn và đất mặn.

Giá trị sử dụng

- Trong lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất.

- Trong nông nghiệp: trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu và các loại cây ăn quả.

- Trong nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và

cây ăn quả.

- Trong thuỷ sản: Đất phù sa ở các vùng cửa sông ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản:

+ Vùng đất phèn, đất mặn: đánh bắt thuỷ sản.

+ Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước, cửa sông lớn: nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

Trả lời câu hỏi mở rộng: Kể tên các loại cây trồng phù hợp với nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.

 

Đất feralit

Đất phù sa

Cây trồng

- Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều, chè,…

- Cây ăn quả: cam, nhãn, vải, na, sầu riêng,…

- Trồng rừng lấy gỗ: dổi, lát, keo, luồng, xoan…

- Cây dược liệu: hồi, quê, sâm,…

- Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…

- Các loại hoa màu và rau: cà chua, cây ớt, khoai lang, khoai tây, củ cải đường, củ cải đỏ, bầu, bí, mướp, khổ qua, đậu que, đậu bắp,…

- Cây họ đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, đậu tương, đậu hà lan, cây hạt mè,…

- Cây ăn quả: nhãn, vải, chuối, mãng cầu, dừa, bưởi, cam, dứa,…

- Cây công nghiệp: lạc, khoai mì, bông, mía,…

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhóm đất mùn trên núi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2c SGK tr.138 và trả lời câu hỏi: Cho biết nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về nhóm đất mùn trên núi:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu nơi phân bố và đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung: Nước ta có ba nhóm đất chính – nhóm đất feralit, nhóm đất phù sa, nhóm đất mùn trên núi. Mỗi nhóm đấy được chia thành các loại đất khác nhau với nơi phân bố, đặc điểm và giá trị sử dụng khác nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

c. Nhóm đất mùn trên núi

- Phân bố: rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1 600 - 1 700 m trở lên. 

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm, đất giàu mùn.

+ Địa hình cao, độ dốc lớn nên tầng đất mỏng.

Soạn mới giáo án Địa lí 8 KNTT bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 8 kết nối mới, soạn giáo án Địa lí 8 mới kết nối bài Thổ nhưỡng Việt Nam, giáo án Địa lí 8 kết nối

Soạn mới giáo án Địa lí 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay