Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 20:
(3 tiết)
Sau tuần học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tiêu dùng thông minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Tự tin trình diễn tiểu phẩm tương tác về mua sắm trong năm mới và việc tiêu dùng thông minh. - Bày tỏ được ý kiến về mua sắm trong năm mới để tránh lãng phí. b. Cách tiến hành - Giáo viên Tổng phụ trách tổ chức cho một nhóm HS trình diễn tiểu phẩm tương tác đã chuẩn bị có nội dung về mua sắm trong năm mới và việc tiêu dùng thông minh. - GV mời 1 số HS chia sẻ về nội dung tiếu phẩm và phần đóng vai của các bạn. - GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến về việc sử dụng tiền trong năm mới để tránh lãng phí. Khuyến khích HS tích cực, nhiệt tình chia sẻ ý kiến của mình. |
- HS lắng nghe và tham gia tiểu phẩm.
- HS chia sẻ về nội dung tiếu phẩm và phần đóng vai. - HS trao đổi ý kiến.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm thông minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem video về tiêu dùng thông minh: https://www.youtube.com/watch?v=XYec-SBZE0Y - GV đặt câu hỏi: Video đã giúp em hiểu thêm điều gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt đáp án: Video đã giúp các em hiểu hơn về cách thức chi tiêu thông minh, hợp lí để phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 20 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mua sắm thông minh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: So sánh giá các mặt hàng phổ biến. a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - So sánh giá các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. b. Cách tiến hành: - GV dẫn dắt từ nhiệm vụ hoạt động tiếp nối tuần trước, đó là HS cùng người thân đi khảo giá các mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình mình. - GV cho HS quan sát một bảng số liệu minh họa kết quả khảo sát.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về kết quả khảo sát đã thực hiện. - GV mời 1 số HS chia sẻ kết quả khảo sát giá các mặt hàng phổ biến trước lớp. - GV mời 1 số HS nhận xét, so sánh về giá các mặt hàng phổ biến. - GV đặt một số câu hỏi tương tác như: + Em đã đi khảo sát cùng với ai? + Em đã khảo sát bao nhiêu địa điểm? Đó là những địa điểm nào? + Em đã khảo sát bao nhiêu mặt hàng? Vì sao em lại chọn khảo sát những mặt hàng đó? + Em có gặp khó khăn gì khi đi khảo sát không? + Với mỗi mặt hàng, em hãy so sánh giá ở các địa điểm khác nhau. Em thấy có sự chênh lệch không? Em có nhận xét gì về giá của mặt hàng ở các địa điểm? - GV mời HS đặt câu hỏi cho các bạn trình bày.
- GV tổng kết hoạt động và đưa kết luận: Những mặt hàng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình như: gạo, các loại thực phẩm (thịt, cá, rau,...), đầu ăn, các loại gia vị, các loại hóa mĩ phẩm (nước rửa bát, bột giặt, dầu gội,...). Đây là những mặt hàng cần thiết và được bán ở nhiều nơi như: chợ, tạp hóa, siêu thị,...Gía của các mặt hàng sẽ có sự chênh lệch giữa các nơi bán khác nhau. Chúng ta khảo sát giá của các mặt hàng để lựa chọn được nơi có mức gia tốt, giúp tiết kiệm cho gia đình. Hoạt động 4: Thực hành mua sắm thông minh. a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Cân nhắc và đưa ra quyết định mua sắm thông minh, hợp lí. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh SGK tr.59 và thảo luận về cách xử lí tình huống bằng cách đóng vai trong các tình huống sau: + Tình huống 1: Khi đi siêu thị cùng bố, Lan chợt nhớ ra ở nhà hết dầu ăn. Lan xem giá loại dầu nhà mình hay ăn hay dùng thấy đắt hơn ở cửa hàng tạp hóa gần nhà. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Khi đi mua đồ với mẹ, Duy thấy trên quầy nước rửa chén có loại đang giảm giá từ 70.000 đồng còn 32.000 đồng, trong khi ở nhà vẫn còn nước rửa chén. Nếu là duy em sẽ làm gì? - GV giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống. các nhóm thảo luận cách xử lí, phân công đóng vai và chuẩn bị lời thoại cho các thành viên. - GV chuẩn bị thêm các tình huống khác có nội dung về mua sắm thông minh, lựa chọn hàng hóa phù hợp. - GV tổ chức cho HS lên đóng vai xử lí tình huống trước lớp. - GV mời các nhóm khác nhận xét về cách xử lí tình huống và phần đóng vai của nhóm bạn.
- GV mời 1 số HS chia sẻ bài học về mua sắm thông minh rút ra được sau khi xử lí tình huống.
|
- HS quan sát video về việc làm đáng tự hào của bạn nhỏ.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS chia sẻ theo nhóm
- HS chia sẻ kết quả khảo sát giá các mặt hàng phổ biến trước lớp. - HS nhận xét, so sánh về giá các mặt hàng phổ biến. - HS trả lời câu hỏi.
- HS đặt câu hỏi cho các bạn trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về nhóm theo phân công. - HS quan sát tranh và đóng vai theo tình huống.
- HS các nhóm đóng vai xử lí tình huống được phân công.
- HS xử lí thêm các tình huống GV giao.
- HS đóng vai xử lí tình huống trước lớp. - HS nhận xét về cách xử lí tình huống và phần đóng vai của nhóm bạn. - HS chia sẻ bài học về mua sắm thông minh rút ra được sau khi xử lí tình huống. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn còn nhút nhát.
- HS lắng nghe. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác