Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 34:
(3 tiết)
Sau tuần học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Trò chuyện về chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng: - Biết được những hành động xâm hại tinh thần và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - Có ý thức phòng và tránh xâm hại tinh thần cho bản thân, bạn bè và mọi người xung quanh. b. Cách tiến hành - Nhà trường mời chuyên gia tâm lí học đường hoặc thầy cô giáo trong trường tham gia trò chuyện, chia sẻ với HS về chủ đề Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. - Các nội dung chính như sau: + Giới thiệu chuyên gia tâm lí học đường hoặc thầy cô giáo tham gia buổi - trò chuyện. + Tổ chức cho HS đặt câu hỏi giao lưu, trò chuyện với khách mời về chủ đề - Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. + Mời một số HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình về việc bị xâm hại tinh thần.
|
- HS lắng nghe và tham gia theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia giao lưu.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại tinh thần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mở cho học sinh xem một video về xâm hại tinh thần - GV yêu cầu HS nêu cảm xúc sau khi xem video. - GV nhận xét, khuyến khích HS đã có nghĩ cảm nhận, suy nghĩ riêng. - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Video mở đầu cho học mới của chúng ta. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Tuần 34 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị xâm hại tinh thần. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện hành động xâm hại tinh thần a. Mục tiêu: Sau khi tham gia hoạt động, HS có khả năng - Nhận diện được nguy cơ và các hành động xâm hại tinh thần, thông qua đó thể hiện được thái độ của bản thân về các hành động xâm hại tinh thần. b. Cách tiến hành: - GV cho HS cả lớp xem phim tư liệu, tranh ảnh hoặc hoạt cảnh về nguy cơ bị xâm hại tinh thần.
Tranh 1 Tranh 2
Tranh 3 Tranh 4
Tranh 7 Tranh 8 Tranh 9 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những lời nói và hành động xâm hại tinh thần trong phim tư liệu, tranh ảnh, hoạt cảnh đã xem. HS ghi lại kết quả thảo luận ra giấy. - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Tranh 1: Xâm hại bằng lời nói. + Tranh 2: Trêu ghẹo một cách quá đáng. + Tranh 3: Phớt lờ trẻ. + Tranh 4: Xâm phạm sự riêng tư của trẻ + Tranh 5: Phớt lờ nhu cầu được yêu thương của trẻ. + Tranh 6: Không chăm sóc trẻ. + Tranh 7: Đánh đập và nhạo báng trẻ ở trường học. + Tranh 8: Không quan tâm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ. + Tranh 9: Không quan tâm tới nhu cầu học tập của trẻ. - GV cho HS kể thêm về việc mình hoặc ai đó bị xâm hại tinh thần, chia sẻ cảm xúc của mình hoặc của người bị xâm hại tinh thần. - GV tổng kết hoạt động và đưa ra kết luận: Xâm hại tinh thần là việc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Việc xâm hại tinh thần khiến người bị xâm hại buồn phiền, suy sụp, chán nản, đau khổ. Chính vì vậy, các em cần nhận diện được hành động và lời nói xâm hại tình thần để giữ an toàn cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
|
- HS quan sát video
- HS nêu cảm nghĩ. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài học.
- HS quan sát, thảo luận.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tạo nhóm. - HS quan sát.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác