Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 27: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
(2 tiết)
Sau bài học này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nguyên nhân gây đuối nước. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Em đã bao giờ nghe thông tin hoặc biết về trường hợp có người bị đuối nước chưa? Vì sao người đó bị đuối nước? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, không chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như biết các việc không nên làm để phòng tránh đuối nước, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Phòng tránh đuối nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số việc làm để phòng tránh đuối nước a. Mục tiêu: HS nhận biết được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và tên các nhóm chất dinh dưỡng. b. Cách tiến hành: * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Cho biết việc làm nào có thể dẫn đến nguy cơ đuối nước. Giải thích vì sao. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. * HĐ 1.2 - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể những tình huống khác có nguy cơ đuối nước mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). * HĐ 1.3 và 1.4 - GV yêu cầu HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi: + Việc làm của những người trong hình 2 có ích lợi gì? Vì sao? + Kể những việc làm khác để phòng tránh đuối nước. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) - GV đặt câu hỏi tổng kết: Những việc nào nên làm, việc nào không nên làm để phòng tránh đuối nước? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?”. - GV giúp HS hiểu hơn về hiện tượng đuối nước, không phải cứ đi bơi ở hồ, ao,... mới có nguy cơ bị đuối nước. Hoạt động 2: Kĩ năng phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước a. Mục tiêu: HS dựa vào bối cảnh tình huống đã cho, nhận biết được một số bước cơ bản để phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước. Từ đó vận dụng vào tình huống tương tự. b. Cách tiến hành: * HĐ 2.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 3. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: + Em nhỏ muốn điều gì? + Người chị có suy nghĩ, việc làm như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
|
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Em đã nghe thông tin về trường hợp đuối nước, người đó bị đuối nước vì đi bơi mà không có người giám sát. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Hình 1a, c, d có nguy cơ dẫn đến đuối nước vì HS bơi ở nơi nguy hiểm, không mặc áo phao, đi khi nước ngập không thể xác định được đường. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Một số tình huống có nguy cơ đuối nước là: bơi ở hồ, ao, đập nước; các bể chứa nước không có nắp đậy; các khu vực ngập nước khi mưa,... - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Những việc làm trong hình giúp phòng tránh đuối nước. + Hình 2a: HS nên tập bơi từ nhỏ và nên tập ở cơ sở trường lớp. + Hình 2b: rào kín xung quanh các khu vực ngập nước. + Hình 2c: Đặt biểu để cảnh báo mọi người không đi lại gần khu vực nguy hiểm. + Hình 2d: Thực hiện an toàn khi đi đường thủy. + Các việc làm khác để phòng tránh đuối nước như: không đi lại nơi ngập nước; không lại gần, chơi ở các bể chứa nước,...). - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Nên làm: học bơi và bơi ở những nơi an toàn, thực hiện các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy; che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước. + Không nên làm: chơi đùa gần, đi bơi ở hồ, ao, sông, suối, biển; đi qua, lại gần nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Em nhỏ muốn đi bơi. + Người chị đã phân tích các tình huống có thể xảy ra và ngăn không cho em đi bơi. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác