Soạn mới giáo án Khoa học 4 KNTT bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Soạn mới Giáo án khoa học 4 KNTT bài Gió, bão và phòng chống bão. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CHẤT

BÀI 6: GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS:

  • Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế).
  • Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Thực hành thí nghiệm đơn giản về nguyên nhân gây ra gió.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 2, 4 SGK.
  • Tranh ảnh như hình 1, 3, 5, 7 SGK.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK.
  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về khái niệm gió.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.

GV đặt câu hỏi: Nhờ đâu diều bay được lên cao?

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét chung và kết luận: Diều bay được lên cao là nhờ gió.

- GV dẫn dắt vào bài học: Gió, bão và phòng chống bão.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự chuyển động của không khí

a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí chuyển động gây ra gió và vận dụng để giải thích được một số hiện tượng liên quan đến gió trong thực tế.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mô tả thí nghiệm trong SGK (hình 2).

- GV lưu ý cho HS:

+ Khi cắm que vào xốp thì điều chỉnh sao cho que cắm vào gần giữa lọ.

+ Đầu que chong chóng cao hơn lọ khoảng 3 đến 5 cm.

+ Đặt chong chóng lên đầu que sau khi đã điều chỉnh que cắm.

- GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS ghi chép hiện tượng xảy ra ở hình 2a, 2b, 2c, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?

+ Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?

+ Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

- GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

+ Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí ở bên ngoài lọ.

+ Không khí đã vào lọ ở hình 2b bằng cách đi qua phần hở dưới để duy trì sự cháy.

+ Chong chóng ở hình 2c quay là vì có gió thổi từ phía dưới lên phía trên lọ. Nguyên nhân làm không khí chuyển động là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài lọ. Bên trong lọ khối không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh hơn từ bên ngoài lọ vào thay thế, đẩy không khí nóng ra khỏi lọ tạo thành gió.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.

- GV đặt câu hỏi:

+ Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn.

+ Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.

+ Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.

+ Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

Hoạt động 2: Mức độ mạnh của gió

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các mức độ mạnh của gió.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc mô tả thí nghiệm trong SGK (hình 4).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tiến hành thí nghiệm như mô tả trong sách.

- GV yêu cầu HS quan sát, ghi chép các hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi:

+ Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chong chóng quay chậm nhất?

+ Qua thí nghiệm trên, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và đưa ra đáp án:

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời: Diều bay được là nhờ gió.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Ban ngày trên đất liền nóng hơn trên biển.

+ Hình 3a: Gió thổi từ biển vào đất liền do không khí chuyển động từ biển vào đất liền và tạo thành gió.

+ Ban đêm trên đất liền lạnh hơn trên biển.

+ Hình 3b: Gió thổi từ đất liền ra biển do không khí chuyển động từ đất liền ra biển và tạo thành gió.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.

 

- HS làm thí nghiệm.

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

--------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Khoa học 4 KNTT bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 KNTT mới, soạn giáo án khoa học 4 mới kết nối bài Gió, bão và phòng chống bão, giáo án soạn mới khoa học 4 kết nối

Soạn mới giáo án khoa học 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay