Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 30: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN
(3 tiết)
Sau bài học này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về vai trò của cây lúa trong chuỗi thức ăn. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết cây lúa có vai trò gì đối với chuỗi thức ăn. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, không chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay - Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật a. Mục tiêu: HS nêu được thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật. b. Cách tiến hành: * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: + Thức ăn của động vật và con người được lấy từ đâu? + Các bộ phận nào của cây ngô có thể được dùng làm thức ăn cho con người và động vật? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, chôt kiến thức: Gần như tất cả các bộ phận của thực vật đều có thể dùng làm thức ăn cho người và động vật. * HĐ 1.2 - GV yêu cầu HS quan sát hình 3. - GV đặt câu hỏi: + “Thức ăn” của cây lúa trong hình là gì? + Thức ăn của gà và cáo là gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi: Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò thực vật trong chuỗi thức ăn. b. Cách tiến hành: * HĐ 2.1 - GV yêu cầu HS quan sát hình 4. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi: + Đặc điểm chung của ba chuỗi thức ăn trên là gì? + Tại sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn? + Kể một số chuỗi thức ăn khác mà em biết có thực vật đứng đầu chuỗi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV nêu câu hỏi củng cố: + Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất nào? + Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn? + Hãy viết và mô tả một chuỗi thức ăn khác có thực vật đứng đầu chuỗi. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). Hoạt động 3: Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên a. Mục tiêu: HS nhận biết được tác hại của mất cân bằng chuỗi thức ăn và nêu được các hành động để duy trì cân bằng đó.
|
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Cây lúa cung cấp thức ăn cho động vật, đứng đầu chuỗi thức ăn. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Thức ăn của con người và động vật được lấy từ thực vật. + Con người: bắp ngô; động vật: thân, lá của cây ngô. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Cây lúa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, chất khoáng và khí các-bô-níc làm “thức ăn”. + Con gà trong hình sử dụng hạt lúa làm thức ăn. Con cáo ăn con gà, không ăn lúa. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Thực vật tạo ra và cung cấp nguồn thức ăn nuôi sống chính thực vật và các sinh vật khác như con người và động vật. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Thực vật đứng đầu chuỗi thức ăn. + Do thực vật là nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó và các sinh vật khác. + Cỏ → sâu → chim sâu. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước, khí các-bô-níc ở lá cây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. + Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi vì thực vật là nhóm sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi sống chính nó và các sinh vật khác. + Cây lúa → chuột → rắn. - HS lắng nghe, chữa bài.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác