Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 4: GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BÀI 10: LƯU TRỮ DỮ LIỆU VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÍ
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS:
Các công việc quản lí trong thực tế rất đa dạng: quản lí nhân viên, tài chính, thiết bị,… tại các cơ quan, tổ chức; quản lí chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lí hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lí học sinh và kết quả học tập trong các trường.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Để quản lí kết quả học tập, như em biết, phải quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,… Theo em, hoạt động này có cần lưu trữ dữ liệu không? Nếu có, đó là những dữ liệu gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV mời đại diện một số nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung:
- Hoạt động quản lí kết quả học tập cần phải lưu trữ dữ liệu.
- Những dữ liệu đó có thể là: họ tên học sinh, điểm đánh giá thường xuyên, điểm đánh giá giữa kì, điểm đánh giá cuối kì.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí.
Hoạt động 1: Thảo luận về ghi chép điểm môn học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc Hoạt động – Thảo luận về ghi chép điểm môn học SGK trang 49, quan sát bảng 10.1. Bảng điểm môn Toán lớp 11A (học kì I) để thảo luận bảng điểm bao gồm những dữ liệu gì. - GV đặt câu hỏi: Em khai thác được những thông tin gì từ sổ điểm môn học này? Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc nào khác? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ: + Theo em, việc ghi điểm vào sổ điểm có cần thực hiện thường xuyên hay không? Hoạt động này có tên gọi là gì? + Việc thêm, xóa và chỉnh sửa dữ liệu trong việc ghi chép điểm môn học nói riêng, trong các bài toán quản lí nói chung được gọi là gì? - GV có thể lấy thêm ví dụ khác gần gũi với HS ở địa phương mình để HS thảo luận nhóm, phát hiện vấn đề nhu cầu lưu trữ (ghi chép, sửa chữa, xóa) dữ liệu (làm thủ công trên giấy – cho trực quan, dễ hiểu). Từ đó nhấn mạnh khái niệm “cập nhật dữ liệu”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV, đọc và trả lời câu hỏi trong phần Hoạt động. - HS hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 1. Cập nhật dữ liệu - Việc thêm, xóa và chỉnh sửa dữ liệu trong việc ghi chép điểm môn học nói riêng, trong các bài toán quản lí nói chung được gọi là cập nhật dữ liệu. Câu hỏi: - Có thể khai thác được những thông tin như: + HS nào có kết quả môn học cao nhất; + HS nào có kết quả học tập ổn định thể hiện qua kết quả kiểm tra và đánh giá; + Nhóm các HS nam hay nữ có kết quả học tập tốt hơn? … - Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc khác là: + Thêm dữ liệu; + Xóa dữ liệu; + Chỉnh sửa dữ liệu. - Việc ghi điểm vào sổ điểm cần được thực hiện thường xuyên. Việc ghi chép này gọi là lưu trữ dữ liệu.
|
Hoạt động 2: Truy xuất dữ liệu và khai thác thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 50, 51, Hình 10.1. Ví dụ truy xuất dữ liệu, thảo luận nhóm bàn, thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm truy xuất dữ liệu. + Nêu khái niệm khai thác thông tin từ dữ liệu đã có. → GV chốt lại: Dữ liệu lưu trữ được truy xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích. - GV giới thiệu: Trong thực tế, nhiều lĩnh vực hoạt động khác, khối lượng dữ liệu được lưu trữ là rất lớn và được khai thác thường xuyên. - GV yêu cầu HS đọc khung kiến thức trọng tâm để ghi nhớ kiến thức vừa học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 51: Cập nhật dữ liệu là gì? Tại sao dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. - HS trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 51. - GV quan sát, giải đáp thắc mắc cho HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu trình bày kết quả bài làm. - Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 2. Truy xuất dữ liệu và khai thác thông tin - Truy xuất dữ liệu là việc tìm kiếm, sắp xếp hay lọc ra các dữ liệu theo những tiêu chí nào đó từ dữ liệu đã có. - Việc tính toán, thống kê hay tổng hợp từ dữ liệu đã có để có được thông tin mới theo yêu cầu được gọi là khai thác thông tin. - Câu hỏi: + Cập nhật dữ liệu là các công việc bao gồm: thêm dữ liệu mới, chỉnh sửa hoặc xóa dữ liệu đã có. + Dữ liệu cần được cập nhật chính xác, kịp thời, thường xuyên để có thể khai thác và nhận được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, chính xác.
|
Hoạt động 3: Thu thập dữ liệu tự động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc mục 3 SGK trang 51, 52, hoạt động nhóm bàn, thực hiện nhiệm vụ: + Ở các siêu thị lớn, người ta thu thập dữ liệu tự động bằng cách nào? Tóm tắt quá trình thu thập dữ liệu. + Trong lưu trữ chỉ số tiêu thụ điện, người ta sử dụng thiết bị gì để thu thập dữ liệu? Nêu lợi ích của việc sử dụng thiết bị đó. - GV yêu cầu HS đọc khung kiến thức để ghi nhớ kiến thức mới. - GV cho HS làm Câu hỏi để củng cố kiến thức (SGK – tr52) theo nhóm 4 HS: Hãy nêu tầm quan trọng của việc thu thập và lưu trữ dữ liệu đối với các bài toán quản lí. GV có thể gợi ý: + Trong bài toán quản lí kết quả học tập của HS, nếu không ghi chép dữ liệu thì có đánh giá được kết quả học tập của HS không? + Trong bài toán quản lí bán hàng, nếu không ghi chép dữ liệu thì có thể đảm bảo được việc kinh doanh có hiệu quả không? + Tại các cơ sở y tế, nếu hằng ngày không ghi chép dữ liệu liên quan đến sức khỏe bệnh nhân (nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, các biểu hiện lâm sàng,…) thì có thể biết được tình trạng tiến triển bệnh của bệnh nhân không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc SGK, hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ. - HS trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS giơ tay trình bày kết quả bài làm. - HS khác đối chiếu, nhận xét, bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức. | 3. Thu thập dữ liệu tự động - Quản lí là hoạt động rất phổ biếnMục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. - Việc thu thập dữ liệu tự động mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giảm bớt công sức thu thập mà còn cung cấp một khối lượng dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định cần thiết. - Câu hỏi: - Ở các siêu thị lớn, người ta đã tạo các mã vạch mang thông tin về mặt hàng dán trên bao bì. Tóm tắt quá trình thu thập dữ liệu: + Nhân viên thu tiền đưa hàng qua đầu đọc mã vạch. + Đầu đọc sẽ đọc mã và gửi máy tính để lập đơn hàng. + Toàn bộ dữ liệu hàng hóa và doanh thu được lưu tự động. + Máy tính sẽ lập báo cáo doanh thu, thống kê, tổng hợp, phân tích,… - Trong lưu trữ chỉ số tiêu thụ điện, người ta sử dụng công tơ điện tử. Lợi ích: + Giảm bớt công sức làm hóa đơn tiền điện. + Có thể quản lí kĩ thuật qua phân tích dữ liệu từ các công tơ điện tử liên tục gửi về. - Không thể thực hiện công tác quản lí nếu không thu thập, lưu trữ được dữ liệu. Nếu dữ liệu không được thu thập, lưu trữ đầy đủ, chính xác và kịp thời, các thông tin khai thác được sẽ sai lệch, khiến việc điều hành quản lí sẽ không đạt được hiệu quả. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác