Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài 28: Thiết kế chương trình theo mô đun

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thiết kế chương trình theo mô đun. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 28: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THEO MÔ ĐUN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết và vận dụng được cách thiết kế chương trình theo mô đun cho một số bài toán cụ thể.
  • Nhận biết được lợi ích của phương pháp thiết kế chương trình theo mô đun.
  • Thiết kế được chương trình theo mô đun.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Biết và vận dụng được cách thiết kế chương trình theo mô đun cho một số bài toán cụ thể.
  • Nhận biết được lợi ích của phương pháp thiết kế chương trình theo mô đun.
  • Thiết kế được chương trình theo mô đun.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: HS làm quen với một bài toán hoàn chỉnh có tính thực tế, yêu cầu thực hiện thiết kế chương trình theo mô đun và hoàn thiện chương trình trên Python.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu, HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Em được giao việc quản lí cho cửa hàng bán thực phẩm của gia đình. Hằng ngày, em phải nhập danh sách các mặt hàng và doanh số bán hàng. Cuối ngày, em cần báo cáo ba mặt hàng có doanh số cao nhất và ba mặt hàng có doanh số thấp nhất trong ngày.

Các mặt hàng mới nhập sẽ được lưu trong tệp văn bản bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng là tên mặt hàng và doanh số được ngăn cách bằng dấu phẩy. Tên tệp đầu vào là Data.inp.

Báo cáo cuối ngày là tệp văn bản Data.out gồm 6 dòng, ba dòng đầu tiên là tên ba mặt hàng có doanh số cao nhất, ba dòng cuối là tên ba mặt hàng có doanh số thấp nhất, cần có cả tên hàng và doanh số.

Data.inp

 

Data.out

Cà rốt, 1350

Khoai tây, 4400

Hành tươi, 1367.5

Bắp cải, 3400

Cà chua, 5609

Khoai lang, 2100

Gạo ST25, 19221

Gạo thường, 23124

Cam, 9800

Chuối 7823

 

Gạo thường 23124

Gạo ST25 19221

Cam 9800

Khoai lang 2100

Hành tươi 1367.5

Cà rốt 1350

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Em sẽ thiết kế chương trình thế nào?  Trao đổi với bạn về cách thiết kế chương trình sao cho hợp lí nhất.

- GV gợi ý HS thảo luận ý tưởng thiết kế chương trình dựa trên phương pháp làm mịn dần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học trước, chúng ta đã được làm quen với phương pháp làm mịn dần? Tuy nhiên, trong thiết kế chương trình còn có nhiều phương pháp khác để giải quyết các bài toán thực tế. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phương pháp thiết kế chương trình theo mô đun. Chúng ta cùng vào - Bài 28: Thiết kế chương trình theo mô đun.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết kế chương trình theo mô đun

  1. a) Mục tiêu: Thông qua một ví dụ cụ thể HS biết được các bước thiết kế chương trình theo mô đun.
  2. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin mục 1 trang 127 - 129 SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Thiết kế chương trình theo mô đun.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 - 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu thông tin mục 1 tr.120 - 129 SGK  và thực hiện tất cả các bước thiết kế chương trình như hướng dẫn mô tả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.129 SGK:

1. Chương trình trên được thiết kế có bao nhiêu mô đun?

2. Các mô đun của chương trình trên có quan hệ với nhau như thế nào?

- GV yêu cầu HS dựa trên cơ sở kiến thức vừa tìm hiểu, kết luận về phương pháp thiết kế chương trình theo mô đun.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày

*Câu hỏi củng cố tr.129 SGK:

1. Chương trình có ba mô đun.

2. Đầu ra của mô đun đầu tiên, NhapDL() se là đầu vào của mô đun thứ hai, Sapxep() và là đầu vào chính của mô đun thứ ba sau khi thực hiện xong mô đun thứ hai.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- GV chốt kiến thức và chú ý cho HS: Phương pháp thiết kế theo mô đun chính là phương pháp thiết kế làm mịn dần, nhưng với phương pháp này chúng ta chú ý hơn cách chia bài toán lớn thành các mô đun nhỏ hơn, có tính độc lập tương đối với nhau. Mỗi mô đun thường sẽ bao gồm một hay một vài hàm hoặc thủ tục. Các hàm này có thể sử dụng nhiều lần trong chương trình.

1. Thiết kế chương trình theo mô đun

Bước 1. Thiết kế chung

Từ yêu cầu của bài toán, ta thấy có thể chia bài toán đã cho thành ba công việc chính, các công việc này tương đối độc lập với nhau.

1) Công việc nhập dữ liệu: Dữ liệu được nhập vào tệp Data.inp và được đọc để đưa vào chương trình.

2) Công việc xử lí dữ liệu: Các công việc chuẩn bị tính toán dữ liệu theo yêu cầu của bài toán.

3) Báo cáo, đưa dữ liệu ra theo yêu cầu.

Bước 2. Thiết lập công việc nhập dữ liệu

Thiết lập hàm NhapDL(fin) có tính năng đọc dữ liệu từ tệp Data.inp và đưa vào hai mảng P (mặt hàng) và S (doanh số). Hàm được mô tả tổng quát đọc dữ liệu từ tệp fin.

1 def NhapDL(fin):

2     f = open(fin,encoding="UTF-8")

3     P = []

4     S = []

5     for line in f:

6         A = line.split(",")

7         P.append(A[0])

8         S.append(float(A[1]))

9      f.close()

10     return P,S

Bước 3. Thiết lập công việc xử lí dữ liệu

Yêu cầu chính của báo cáo là lấy được thông tin của các mặt hàng có doanh số cao nhất và thấp nhất.

→ Công việc xử lí xử liệu chính là cần sắp xếp lại các mảng P, S theo thứ tự tăng dàn của S (doanh số).

Hàm Sapxep(A,B) được thiết kế tổng quát sẽ sắp xếp lại hai mảng A, B nhưng theo thứ tự tăng dần của A.

1 def Sapxep(A,B):

2     n = len(A)

3     for i in range(1,n):

4       j = i

5       while j > 0 and A[j] < A[j-1]

6         A[j],A[j-1] = A[j-1],A[j]

7         B[j],B[j-1] = B[j-1],B[j]

8         j = j-1

Bước 4. Thiết lập báo cáo, đưa dữ liệu ra

- Chức năng đưa dữ liệu ra tệp Data.out sẽ được mô tả trong hàm GhiDL(P,S,fout). Hàm này lấy dữ liệu từ các mảng P, S và đưa dữ liệu ra tệp fout.

1 def GhiDL(P,S,fout):

2     f = open(fout,"w",encoding="UTF-8")

3     n = len(P)

4     for i in range(n-1,n-4,-1):

5         print(P[i],S[i],file = f)

6      for i in range(2,-1,-1):

7         print(P[i],S[i],file = f)

8      f.close()

- Mỗi công việc thiết kế trên được viết thành một hàm riêng biệt, độc lập với nhau. Các hàm này được gọi là các mô đun con của chương trình.

- Chương trình chính sử dụng các chương trình con trên được mô tả đơn giản như sau:

1 fin = "Data.inp"

2 fout = "Data.out"

3 P,S = NhapDL(fin)

4 Sapxep(S,P)

5 GhiDL(P,S,fout)

Kết luận:

- Phương pháp thiết kế chương trình theo mô đun sẽ tách bài toán lớn thành các bài toán nhỏ hơn, hay thành các mô đun, tương đối độc lập với nhau, sau đó tiến hành thiết kế thuật toán và chương trình cho từng mô đun con.

- Mỗi mô đun có thể là một số hàm hoặc thủ tục độc lập.

- Chương trình chính là một bản ghép nối các hàm và thủ tục con.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lợi ích của phương pháp thiết kế theo mô đun

  1. a) Mục tiêu: Thông qua các công việc cụ thể, HS hiểu rõ hơn các lợi ích của phương pháp thiết kế theo mô đun.
  2. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc hiểu thông tin mục 2 trang 129 - 130 SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Lợi ích của phương pháp thiết kế theo mô đun.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS tiếp tục hoạt động nhóm thực hiện Hoạt động 2 SGK tr.129:

Với chương trình đã có trong Hoạt động 1, em sẽ làm gì nếu có các yêu cầu bổ sung như sau:

1. Yêu cầu thay đổi thông tin trong báo cáo: Ghi hai mặt hàng có doanh số cao nhất và bốn mặt hàng có doanh số thấp nhất.

2. Cập nhật, bổ sung các mặt hàng mới và doanh số trong ngày.

3. Yêu cầu làm thêm một báo cáo trong đó ghi doanh số bán trung bình trong ngày và danh sách các mặt hàng có doanh số lớn hơn doanh số trung bình này, kết quả đưa ra tệp Data2.out.

Em có nhận xét gì về việc việc thực hiện các công việc bổ sung này?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.130 SGK:

1. Phân loại các công việc bổ sung trên vào ba loại sau:

- Công việc mới hoàn toàn.

- Công việc nâng cấp một mô đun cũ.

- Công việc không liên quan đến thuật toán và lập trình.

2. Công việc sau đây, nếu có, sẽ thuộc nhóm công việc nào?

Nhập một giá trị số nào đó, ví dụ K, cần tìm trong danh sách các mặt hàng có doanh số xấp xỉ K (hơn kém nhau không quá hằng số C = 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố:

1. Phân loại như sau:

- Công việc mới hoàn toàn: Công việc 3.

- Công việc nâng cấp một mô đun cũ: Công việc 1.

- Công việc không liên quan đến thuật toán và lập trình: Công việc 2.

2. Công việc này thuộc nhóm công việc mới hoàn toàn.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- GV tổng kết và chốt kiến thức.

2. Lợi ích của phương pháp thiết kế theo mô đun

Công việc bổ sung 1

- Đây là công việc cần nâng cấp hàm GhiDL() và độc lập với các mô đun khác. Việc nâng cấp này rất đơn giản và được mô tả trong chương trình sau. Thay đổi chỉ ở hai lệnh tại dòng 4 và 6.

1 def GhiDL(P,S,fout):

2     f = open(fout,"w",encoding="UTF-8")

3     n = len(P)

4     for i in range(n-1,n-3,-1):

5         print(P[i],S[i],file = f)

6     for i in range(3,-1,-1):

7       print(P[i],S[i],file = f)

8     f.close()

Công việc bổ sung 2

Công việc này rất đơn giản là mở tệp Data.inp và bổ sung thêm thông tin các mặt hàng mới và doanh số, không cần sửa chương trình.

Công việc bổ sung 3

Công việc này mới và hoàn toàn độc lập với các công việc khác của bài toán, nên có thể thách thành một hàm (mô đun). Hàm mới đặt tên là BC2() và có nội dung đơn giản như sau:

1 def BC2(P,S,fout):

2     f = open(fout,"w",encoding="UTF-8")

3     n = len(P)

4     average = sum(S)/n

5     print("Doanh số trung bình:",average,file = f)

6     for i in range(n):

7         if S[i] > average:

8            print(P[i],S[i],file = f)

9     f.close()

- Trong chương trình chính cần bổ sung lệnh sau đây để thực hiện báo cáo mới này.

BC2(P,S,"Data2.out")

Kết luận: Thiết kế thuật toán và chương trình theo mô đun có các ưu điểm sau:

- Chương trình ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu.

- Các mô đun được thiết lập một lần và sử dụng nhiều lần.

- Dễ dàng nâng cấp, thay đổi, chỉnh sửa mà không mất công sửa lại toàn bộ chương trình.

- Dễ dàng bổ sung các mô đun mới.

- Có thể chia sẻ trong môi trường làm việc nhóm, ví dụ phân công mỗi người một công việc độc lập.

Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài 28: Thiết kế chương trình theo mô đun

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thiết kế chương trình theo mô đun, giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay