Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 24: ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHỨC TẠP THỜI GIAN THUẬT TOÁN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết cách phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán.
  • Nhận biết được phép toán tích cực trong chương trình.
  • Biết và thực hiện được tính toán độ phức tạp thời gian của một số thuật toán đã biết.
  • Tính và ước lượng được thời gian thuật toán và chương trình.
  • Tính được độ phức tạp thời gian thuật toán.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Biết cách phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán.
  • Nhận biết được phép toán tích cực trong chương trình.
  • Biết và thực hiện được tính toán độ phức tạp thời gian của một số thuật toán đã biết.
  • Tính và ước lượng được thời gian thuật toán và chương trình.
  • Tính được độ phức tạp thời gian thuật toán.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: GV khơi gợi sự tò mò của HS đến việc đánh giá tính tối ưu, hiệu quả của chương trình.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu, thông qua đó tiếp cận đến khái niệm Độ phức tạp thời gian thuật toán và khái niệm “bậc” của độ phức tạp .
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Quan sát Hình 24.1, chúng ta dễ thấy phép nhân hai số có n chữ số sẽ cần n2 phép nhân và 2n phép cộng, vậy tổng số các phép tính đơn của phép nhân này là n2 + 2n, chúng ta nói độ phức tạp thời gian của phép nhân này có bậc m2.

Năm 1960, trong một tiết dạy về công nghệ thông tin, nhà toán học Nga, Viện sĩ Kolmogorov đã hỏi các sinh viên của mình là có ai tìm được cách tính phép nhân trên với thời gian tốt hơn bậc n2 được không? Khi đó đây là một bài toán chưa có lời giải. Đúng một tuần sau, một sinh viên tên là Karatsuba đã đưa cho Viện sĩ Kolmogorov một lời giải tốt hơn về phép tính nhân trên chỉ với độ phức tạp thời gian bậc n1,58496.

Quan sát và ước lượng thời gian thực hiện các đoạn chương trình 1 và 2 trong Hình 24.2. Chương trình nào chạy nhanh hơn? Vì sao?

Chương trình 1                                                          Chương trình 2

1    n = 100                                                        1    n = 100

2    C = 0                                                                  2    C = 0

3    for k in range (n):                                   3    for i in range (n):

4             C = C + 1                                                4          for j in range (n):

5    print (C)                                                      5                  C = C + 1

                                                                                  6   print (C)

Hình 24.2

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

Gợi ý: Chương trình 1 chạy nhanh hơn vì chương trình 1 có 1 vòng lặp, chương trình 2 có 2 vòng lặp.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học trước, chúng ta đã được làm quen với khái niệm Độ phức tạp thời gian của thuật toán, được xác định là thời gian thực hiện chương trình/thuật toán. Thời gian này phụ thuộc vào khối lượng của dữ liệu cần phải lưu trữ trong quá trình thực hiện chương trình/thuật toán, đặc biệt liên quan tới các bước giải quyết một vấn đề cụ thể đưa ra trong chương trình thuật toán. Vậy căn cứ vào đâu để đánh giá thời gian thực hiện của một chương trình? Để tìm ra câu trả lời chính xác nhất trong câu hỏi Khởi động trên, chúng ta cùng vào - Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đánh giá thời gian thực hiện chương trình

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết và hiểu cách đánh giá (ước lượng) gần đúng thời gian chạy của thuật toán và chương trình.

- HS biết được khái niệm phép toán tích cực trong quá trình đánh giá.

  1. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS tìm hiểu thông tin mục 1 trang 111 - 113 SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Đánh giá thời gian thực hiện chương trình.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề theo Hoạt động 1 trang 112 SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Quan sát và thực hiện đánh giá thời gian chạy của các chương trình 1 và 2 trong Hình 24.2. Từ đó biết và hiểu được cách đánh giá thời gian thực hiện chương trình.

- GV cho HS tìm hiểu cách đánh giá, ước lượng giá trị thời gian chạy T(n) của chương trình theo khái niệm đơn vị thời gian - thời gian thực hiện một phép tính đơn trong máy tính.

- GV phân tích cho HS hiểu khái niệm này và cho HS biết rõ cách tính này tuy không chính xác như thời gian thực nhưng hiện nay giới khoa học máy tính chọn để tính thời gian chạy của thuật toán.

- GV lưu ý HS: Trong một chương trình, phép toán được thực hiện nhiều nhất và đóng vai trò chính khi thực hiện tính thời gian, được gọi là phép toán tích cực. Ví dụ trong chương trình 1 thì phép toán tích cực là phép cộng C = C + 1 tại dòng 4. Với chương trình 2 thì phép cộng C = C + 1 tại dòng 6 chính là phép toán tích cực.

- Dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 113 SGK:

1. Các lệnh và đoạn chương trình sau cần chạy trong bao nhiêu đơn vị thời gian?

(a)

1    n = 1000000

2    for k in range (n):

3         if k % 3 == 0:

4             print (k)

(b)

1    n = 1000000

2    b = 3

3    for k in range (0, n, b):

4          print (k)

2. Khẳng định “Trong mọi chương trình chỉ có đúng một phép toán tích cực” là đúng hay sai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày.

*Câu hỏi củng cố tr.113 SGK:

1. (a) T(n) = .        (b) T(n) =  + 1.

2. Khẳng định sai.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- GV chốt kiến thức của hoạt động này và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Đánh giá thời gian thực hiện chương trình

Cách đánh giá thời gian chạy chương trình được dựa trên một bộ khung các nguyên tắc dùng làm căn cứ để tính toán. Các nguyên tắc khung như sau:

1. Các phép toán đơn giản như phép tính số học + - */ phép lấy thương nguyên và số dư, các phép so sánh sẽ tinh là 1 đơn vị thời gian.

2. Các phép toán lôgic cơ bản như AND, OR, NOT sẽ tính là 1 đơn vị thời gian.

3. Các lệnh đơn như lệnh gán, lệnh in, đọc dữ liệu.... tính là 1 đơn vị thời gian.

4. Vòng lặp for hoặc while sẽ được tính thời gian bằng tổng đơn vị thời gian thực hiện của mỗi bước lặp.

5. Lệnh if với nhiều trường hợp rẽ nhánh sẽ được tính thời gian bằng đơn vì thời gian lớn nhất của các lệnh nhánh.

→ Áp dụng các nguyên tắc tính khung thời gian trên chúng ta có thể tinh được gần chính xác thời gian thực hiện chương trình mà không cần cài đặt và chạy chương trình trên máy tính.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS biết được ý nghĩa và cách phân loại thời gian thuật toán theo các bậc của các hàm thông qua kí hiệu O-lớn.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và nêu được cách phân loại thời gian thuật toán theo các bậc của các hàm thông qua kí hiệu O-lớn.
  3. c) Sản phẩm: Phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề theo Hoạt động 2 trang 113 SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Cùng trao đổi và tìm hiểu cách phân loại thuật toán dựa trên độ phức tạp thời gian thuật toán.

- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ Hình 24.2 dựa trên Định nghĩa kí hiệu O-lớn:

+ Chương trình 1 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T1(n) = n + 3.

Chọn c = 2, n0 = 3. Khi đó với n ≥ n0  ta có:

T1(n) = n + 3 ≤ n + n = c.n.

Do đó T1(n) = O(n). Chúng ta nói chương trình 1 có độ phức tạp thời gian O(n) - tuyến tính.

+ Chương trình 2 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T2(n) = n2 + 3.

Chọn c = 2, n0 = 2. Khi đó với n ≥ n0, ta có:

T2(n) = n2 + 3 < n2 +  = 2n2 = c.n2.

Vậy suy ra T2(n) = O(n2). Ta nói chương trình 2 ở trên có độ phức tạp thời gian O(n2) - bình phương.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi Củng cố tr.114: Tính độ phức tạp của các hàm thời gian sau:

a) T(n) = 2n(n – 2) + 4.

b) T(n) = n3 + 5n – 3.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời 1 - 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận

* Câu hỏi củng cố tr.114 SGK:

a) T(n) = O(n2).

b) T(n) = O(n3).

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- GV tóm tắt một vài ý quan trọng:

+ Các hàm thời gian T(n) của các thuật toán đều có giá trị tăng rất lớn khi n tăng đến vô cùng.

→ Cần có cách phân loại các “bậc” hay “độ tăng của các hàm thời gian này.

+ Trong khoa học máy tính, người ta định nghĩa khái niệm bậc để so sánh mức tăng của thời gian.

Giả sử cho trước hai hàm thời gian f(n) và g(n), khi đó nếu khi n tăng lên vô hạn nhưng mức tăng của f(n) không vượt quá C.g(n) với C là hằng số nào đó thì chúng ta nói f(n) có bậc g(n) và dùng kí hiệu f(n) = O(g(n)).

→ Kí hiệu f = O(g) sẽ có nghĩa f có độ phức tạp không vượt quá g hay f có bậc g.

+ Trên thực tế người ta sử dụng một số hàm chuẩn để so sánh bậc như 1 - hằng số, logn - logarit, n - tuyến tính, nlogn - tuyến tính logarit, n2 - bình phương, nk - đa thức, an - lũy thừa, n! - giai thừa.

+ Các thuật toán với độ phức tạp thời gian từ bậc đa thức trở xuống được gọi là các thuật toán tốt. Các thuật toán ở các mức còn lại sẽ coi là khó.

+ Hình bên mô tả các độ tăng của các hàm chuẩn.

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán

- Kí hiệu O-lớn dùng để đánh giá và phân loại độ phức tạp thời gian của thuật toán khi kích thước đầu vào của bài toán tăng lên vô cùng.

- Định nghĩa O-lớn (big-O):

Cho f(n) và g(n) là hai hàm có đối số tự nhiên. Ta viết f(n) = O(g(n)) và nói f(n) có bậc O-lớn của g(n) nếu tồn tại hằng số c > 0 và số tự nhiên n0 ≥ 1 sao cho với mọi n ≥ n0 ta có f(n) ≤ c.g(n). Nếu f(n) là O-lớn của g(n) thì có thể viết f(n) = O(g(n)).

- Các thuật toán sẽ được đánh giá qua độ phức tạp của một số hàm chuẩn như:

O(1) - hằng số

O(logn) - logarit

O(n) - tuyến tính

O(nlogn) - tuyến tính logarit

O(n2) - bình phương

O(nk) - đa thức

O(an) - lũy thừa

O(n!) - giai thừa.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số quy tắc thực hành tính độ phức tạp thời gian thuật toán

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS biết và thực hành được cách tính độ phức tạp thời gian thuật toán dựa trên một số quy tắc đơn giản.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và nêu được một số quy tắc đơn giản tính độ phức tạp thời gian thuật toán.
  3. c) Sản phẩm: Một số quy tắc thực hành tính độ phức tạp thời gian thuật toán.
  4. d) Tổ chức thực hiện:
Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán, giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay