Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: HƯỚNG NGHIỆP (4 tiết)
BÀI 15: NGÀNH, NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT TẠO HÌNH
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV nêu luật chơi: Từng thành viên trong 2 nhóm sẽ viết lên bảng các ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình mà mình biết. Mỗi thành viên viết một đáp án và chuyền phấn cho bạn tiếp theo. Thời gian thực hiện là 3 phút. Sau đó, GV sẽ tổng hợp kết quả, đội nào liệt kê được nhiều ngành nghề hơn sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia tích cực trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng hợp đáp án trên bảng:
Gợi ý:
Một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình là: Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa tranh in, Nhiếp ảnh, Thiết kế nội thất, Nghệ sĩ đa phương tiện, Thiết kế thời trang, Biên tập phim và video,...
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thức và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm. Do nhu cầu và thực hiện cuộc sống sinh động, phong phú, có nhiều loại hình nghệ thuật xuất hiện: Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật văn học, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh,… Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 15: Ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
Hoạt động 1: Quan sát
- Biết những công việc liên quan đến lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình.
- Biết được các công việc của họa sĩ chuyên ngành khác nhau liên quan đến lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình.
- HS tìm hiểu về đặc điểm của một số hình ảnh liên quan của ngành Hội họa, Đồ họa tranh in và Điêu khắc.
- HS nhận biết được công đoạn và nguyên liệu để tạo ra sản phẩm mĩ thuật tạo hình.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát TPMT minh họa trong SGK tr.62-63 để trả lời các câu hỏi: + Hình ảnh liên quan đến công việc của ngành Hội họa: + Hình ảnh công việc liên quan đến ngành Đồ họa tranh in: + Hình ảnh công việc liên quan đến ngành Điêu khắc: + Em biết những công việc nào liên quan đến mĩ thuật tạo hình? + Trong các công việc liên quan đến mĩ thuật tạo hình, em thích công việc nào nhất? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số công việc liên quan đến mĩ thuật tạo hình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh trong SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời HS nêu một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Quan sát Tìm hiểu một số hình ảnh công việc liên quan đến mĩ thuật tạo hình Lĩnh vực mĩ thuật tạo hình có nhiều ngành như: Hội họa, Điêu khắc, Đồ họa tranh in với các tên gọi nghề chung như: họa sĩ, nhà điêu khắc. - Ngành Hội họa chia ra nhiều chất liệu tạo hình như: sơn mài, sơn dầu, lụa, màu nước, màu bột,... - Ngành Điêu khắc lại có các chất liệu cơ bản như: đất nung, gốm, gỗ, đá, đồng, sắt, thép, sáp, sa mốt, xi măng, bê tông,... - Đồ họa tranh in được phân chia theo các kĩ thuật tạo hình như: in nổi, in lõm, in phẳng (hoặc in bằng), in xuyên, in độc bản,... |
Hoạt động 2: Thể hiện
- Biết cách khai thác thông tin hoặc dữ liệu hình ảnh giới thiệu về những công việc liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
- Thực hiện SPMT dưới dạng thuyết trình qua sơ đồ tư duy, PowerPoint hoặc video clip.
- HS tìm hiểu các bước thực hiện SPMT.
- HS thực hiện được bài thuyết trình theo nhóm dưới dạng trình bày yêu thích.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS đọc các gợi ý về cách giới thiệu ngành, nghề liên quan trong mĩ thuật tạo hình ở SGK tr.64 để làm rõ hơn các nội dung cần thực hiện.
Gợi ý:
Bước 1: Lựa chọn ngành, nghề mĩ thuật tạo hình và lựa chọn hình ảnh để thể hiện thông qua sưu tầm trên sách, báo, internet,...
Bước 2: Sắp xếp hình ảnh để thể hiện nội dung.
Bước 3: Viết lời giới thiệu về đặc điểm của ngành, nghề mĩ thuật truyền thống, cơ sở đào tạo, hoạt động đặc trưng, thị trường,...
Bước 4: Trao đổi trong nhóm và hoàn thiện bài giới thiệu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn một ngành, nghề mĩ thuật tạo hình yêu thích và thực hiện thuyết trình theo nhóm để giới thiệu.
- GV mời 1-2 HS đọc mục Em có biết để mở rộng kiến thức và có thêm gợi ý để thực hiện bài thuyết trình.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn hình thức trình bày:
+ Ý tưởng trình bày.
+ Hình thức trình bày phù hợp với khả năng và kĩ năng thực hiện.
+ Chủ đề phù hợp,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện HS trình bày phần thuyết trình của nhóm về ngành, nghề mĩ thuật tạo hình yêu thích.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 3: Thảo luận
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác