Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 2: Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: MỘT SỐ DẠNG BỐ CỤC TRONG TRANH SINH HOẠT

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách khai thác đẻ tài và xây dựng bó cục tranh có nhân vật làm trọng tâm.
  • Thể hiện được hình tượng con người trong tranh sinh hoạt có mảng chính, mảng phụ.
  • Vẽ được tranh sinh hoạt theo một số dạng bó cục thường gặp.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của hinh tượng con người trong tác phẩm mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được hình tượng con người trong tranh sinh hoạt, có mảng chính, mảng phụ.
  • Vẽ được tranh sinh hoạt theo một số dạng bố cục thường gặp.
  1. Phẩm chất
  • Biết được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong một số tác phẩm mĩ thuật.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người trong TPMT.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Một số hình ảnh, video clip giới thiệu TPMT thể hiện hình tượng con người của hoạ sĩ.
  • Hinh ảnh TPMT của một số hoạ sĩ để minh hoa, phân tích một số dạng bố cục thường gặp.
  • Một số video clip giới thiệu các bước thực hiện SPMT 2D theo các hình thức khác nhau như: in, vẽ,.....
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến một số TPMT của hoa sĩ trong nước thời kì hiện đại thể loại tranh sinh hoạt.

- Thông qua phân tích một số TPMT, HS biết được vẻ đẹp của tạo hình nhân vật.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về hình tượng con người qua một số TPMT.

- HS biết được tạo hình nhân vật ở dáng tĩnh (ngồi) hay động (đi).

  1. Sản phẩm: Có kiến thức cơ bản, đơn giản về hình tượng con người được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 SHS tr.9, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 : Hình tượng con người trong các tranh dưới đây được thể hiện như thế nào?

+ Nhóm 2 : Mô tả đặc điểm dáng người trong mỗi tranh phía dưới.

+ Nhóm 3 : Em sẽ khai thác hình tượng con người để vẽ tranh sinh hoạt bằng hình thức nào? (Ghi chép dáng, sưu tầm từ ảnh chụp, vẽ qua ghi nhớ, liên tưởng....)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hình tượng con người trong các tác phẩm:

+ Giữ vị trí trung tâm.

+ Là tâm điểm của bức tranh, bối cảnh xung quanh chỉ là yếu tố phụ.

 Đặc điểm dáng người trong mỗi tranh:

+ Tác phẩm Đi chợ Tết (Nguyễn Tiến Chung):

  • Có tạo hình toàn thân.
  • Hai cô gái dáng người thanh mảnh, thướt tha, đầy sức sống trong trang phục áo dài duyên dáng đi chợ hoa xuân, như thể chính các cô là những người mang lại mùa xuân cho phiên chợ.

+ Tác phẩm Thôn nữ Bắc Kỳ (Nam Sơn):

  • Có tạo hình quá bán thân.
  • Hình tượng người con gái mang nét đẹp mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng rất mộc mạc, dân dã của người nông dân miền Bắc việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của các nhóm.

- GV kết luận:

+ Hình tượng con người trong mỗi TPMT có thể được thể hiện thông qua nhiều yếu tố khác nhau: bố cục, đườg nét, màu sắc, hình khối.

+ Mỗi cách tạo hình nhân vật có đặc điểm và thể hiện phong cách sáng tạo riêng, độc đáo của mỗi nghệ sĩ.

- GV mở rộng kiến thức liên quan đến hình tượng con người trong TPMT minh hoạ trong sách:

Tác phẩm Đi chợ Tết:

+ Tác giả: Nguyễn Tiến Chung (1914 – 1976)

  • Sinh ra tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa XI (1936-1941).
  • Những sáng tác của ông xoay quanh các chủ đề về người nông dân, nông thôn, bộ đội, công nhân Việt Nam và đặc biệt là đề tài tranh thiếu nữ.

+ “Đi chợ Tết” được họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vẽ năm 1940 bằng góc nhìn hoài cổ.

  • Có bố cục và cách phối cảnh xa gần, có cảnh chính cảnh phụ và sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên – con người.
  • Phong cách vẽ đơn giản nhưng sống động, uyển chuyển và mềm mại, như thể có tính nhạc với các tiết tấu nhịp nhàng.

Tác phẩm “Thôn nữ Bắc Kỳ”:

Tác giả: Nguyễn Nam Sơn (1890 – 1973)

  • Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một trong những họa sĩ Việt Namđầu tiên của nền hội họa đương đại. 
  • Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âunhưng ảnh hưởng nhiều bởi hội họa Trung QuốcNhật Bản

+ Toàn thể bức tranh “Thôn nữ Bắc Kỳ” chủ yếu là sắc xanh lá cây chuyển sang lam ngọc, mềm mại, đa dạng và trong trẻo.

  • Người đứng trước là nhân vật chính với gương mặt xinh xắn, vấn tóc, mặc chiếc áo cộc trắng để lộ ra mảnh yếm đào.
  • Đằng sau là hai phụ nữ lớn tuổi hơn, mặc áo tơi, buộc khăn mỏ quạ làm nhấn mạnh thêm vẻ lạnh giá của không gian.

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết về một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt.

- Thực hiện được một bức tranh sinh hoạt thể hiện hình tượng con người theo cách yêu thích.

  1. Nội dung:

- HS tham khảo một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt.

- tham khảo các bước thực hiện SPMT về thể loại tranh sinh hoạt.

  1. Sản phẩm: Sản phẩm mĩ thuật về thể loại tranh sinh hoạt.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Gợi ý một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát một số TPMT SHS tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt?

Nghỉ chân bên đồi (Tô Ngọc Vân, 1953, tranh sơn mài)

Lò nồi thủ công (Kim Đồng, 1958, tranh sơn mài)

Hội mùa xuân (Chu Thị Thánh, 1979, tranh lụa)

Khi nào em sẽ kết hôn (Pôn Gô-ganh, 1892,

tranh sơn dầu

Ba nhạc công (Páp-lô Pi-cát-xô, 1921, tranh sơn dầu)

- GV nêu yêu cầu:

+ Trong những cách tạo hình tranh sinh hoạt, em thích các dạng bố cục nào?

+ Em sẽ sử dụng bố cục nào trong thực hành, sáng tạo về tranh sinh hoạt của mình?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát cách kí họa bằng chất liệu chì, màu nước.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét về một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt đã quan sát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Gợi ý các bước thể hiện một sản phẩm mĩ thuật từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thể hiện một SPMT từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt SHS tr.11.

- GV đặt câu hỏi:

+ Theo em, trong các bước vẽ tranh sinh hoạt, bước nào quan trọng nhất? Vì sao?

+ Tạo hình nhân vật đóng vai trò như thế nào trong tranh sinh hoạt?

- GV lưu ý:

+ Xây dựng hình tượng con người: Khai thác tự liệu từ tranh, ảnh trên báo. internet, kí hoạ,... và thể hiện theo cách tạo hình yêu thích.

+ Sắp xếp bố cục: Lựa chọn một dạng bố cục mình yêu thích, trong đó thể hiện được hình tượng con người làm trọng tâm (có trong SGK hoặc theo một dạng bố cục nào khác).

+ Màu sắc: Xác định mảng chính/ phụ, đậm/ nhạt và sự sắp xếp tạo hài hoà.

- GV yêu cầu HS thực hành: Vẽ một bức tranh về cuộc sống sinh hoạt quanh em bằng màu bột.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và các bước thể hiện một SPMT từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt.

- HS thực hành vẽ tranh theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài vẽ về thể loại tranh sinh hoạt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức: Hình tượng con người trong tranh sinh hoạt có những đặc điểm thường gặp như sau:

+ Giữ vị trí trung tâm của tranh.

+ Được sắp xếp theo mảng, nhóm chính và bối cảnh xung quanh là phụ giúp làm nổi bật, thể hiện rõ ý tưởng sáng tạo.

+ Thể hiện những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

2.1. Gợi ý một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt

- Bố cục theo nguyên lí cân bằng: được thể hiện quan màu sắc, đậm nhạt, đường nét mang lại sự hợp lí, hài hoà.

- Bố cục theo nguyên lí tạo hình nhịp điệu: giúp các hình thể trong tranh gắn kết chặt kẽ, hài hoà thông qua các yếu tố như đường nằm ngang, đường cong, vị trí nhân vật, độ sáng/tối,...

- Bố cục theo một số dạng hình học (hình tròn, tam giác, chữ nhật, ê-líp,...):  được xây dựng theo ý đồ của hoạ sĩ với sự sắp xếp vị trí và các mối tương quan giữa nhân vật và bối cảnh,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Gợi ý các bước thể hiện một sản phẩm mĩ thuật từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt

- Các bước thể hiện một SPMT từ màu bột về thể loại tranh sinh hoạt:

+ Bước 1: Xây dựng bố cục khái quát.

Dùng các hình khối để phân chia mảng chính/phụ, bố cục nhân vật và khung cảnh trong tranh.

+ Bước 2: Vẽ nét thể hiện nhân vật.

Từ bố cục khái quát, quan sát để thể hiện hình dáng của mẫu vẽ. Lưu ý đến tỉ lệ tương quan giữa người và cảnh.

+ Bước 3: Vẽ màu thể hiện nhân vật.

Lựa chọn và tô màu các đặc điểm riêng của mẫu vẽ.

+ Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thiện bức tranh.

Thể hiện một số sắc độ đậm nhạt và hoàn thành mẫu vẽ.

 

 

---------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 2: Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 8 kết nối mới, soạn giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt, giáo án mĩ thuật 8 kết nối

Soạn mới giáo án mĩ thuật 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay