Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT
- Biết đến hoa văn trên trang phục của một số đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thông qua phân tích một số mẫu hoa văn, HS biết được hoa văn có tính biểu tượng
và tượng trưng và hiểu về phương hướng chuyển động của nét trong tạo hình hoa văn.
- HS tìm hiểu về tạo hình hoa văn trên trang phục.
- HS tìm hiểu về yêu tổ biểu tượng, tượng trưng, phương hướng chuyến động của nét trong tạo hình hoa văn.
d.Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1 : Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 mẫu hoa văn cách điệu con trâu và con khỉ, từ mẫu hoa
trên vải sang phần vẽ lại bằng nét và trả lời câu hỏi SHS tr.17:
+ Quan sát và trình bày về:
+ Em thích cách tạo hình hoa văn nào?
- GV cho HS tìm hiểu khái niệm “tính biểu tượng” và gợi mở để giải mã văn hoá, mỗi biểu tượng của một số đồng bào dân tộc theo quan điểm về con người, thế giới riêng :
+ Con trâu: tượng trưng cho sức mạnh, sự bền bỉ, siêng năng, cần cù, có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống nông nghiệp nói riêng và nền văn hoá Việt nói chung.
+ Con hổ: tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần kiên cường, không chịu khuất phục trước những gian nan, thử thách của cuộc sống.
+ Chim Lạc: tượng trưng cho khát vọng chinh phục, ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố, thách thức.
+ Phượng hoàng đất: mang vẻ đẹp quyền năng, thể hiện cuộc sống tự do tự tại, không bị gò bó.
+…
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của HS.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về một số biểu tượng của đồng bào các dân tộc:
Hình tượng con hổ ở nhà GươI của đồng bào Cơ Tu | Chim Lạc trên trống đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên |
Nhiệm vụ 2: Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát 3 mẫu hoa văn, từ mẫu họa trên vải sang phần vẽ lại bằng
nét trong SHS tr.18:
- GV cho HS tìm hiểu khái niệm “tính tượng trưng” và gợi mở một số cách để tạo hình hoa văn, sử dụng các yếu tố nguyên lí và tạo hình đã học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu, tiến hành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hoa văn truyền thống ở trang phục của dân tộc thiểu số Việt Nam thường vận dụng nét, tổ hợp nét và hình kỉ hà phối hợp thành các mô típ trang trí sinh động.
+ Mô típ trang trí trên trang phục của dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sáng tạo theo các nguyên lí cân bằng và nhịp điệu, tạo nên các xu hướng chuyển động trong mỗi sản phẩm cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN
- Tìm hiểu cách thiết kế mẫu trang phục có trang trí hoa văn.
- Củng cố thêm cách thức trong thiết kế mẫu trang phục.
- HS học cách sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục.
- Thiết kế một bộ trang phục có sử dụng vẻ đẹp hoa văn của đồng bào dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SHS tr.19 và trả lời câu hỏi: Trình bày các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV mở rộng kiến thức: Sử dụng hoa văn có nguồn gốc từ văn hoá dân tộc trong thiết kế trang phục luôn chứa đựng những giá trị độc đáo, thể hiện tư duy sáng tạo, kế thừa bản sắc dân tộc và giao thoa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hành: Em hãy thiết kế một bộ trang phục với hoa văn dân tộc thiếu số. - GV lưu ý: + Về ý tưởng: · Thiết kế bệ trang phục dành cho đối tượng nào? · Sử dụng vào mục đích gì? · Yếu tố hoa văn trang trí cho trang phục đặt ở vị trí nào? Có phù hợp và hài hoà trong tương quan chung không? + Về cách thể hiện: Lựa chọn tiết kế bằng màu sáp, màu dạ, màu nước hay hình thức nào khác? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, lên ý tưởng thiết kế. - HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày ý tưởng mẫu thiết kế, các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bài vẽ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Thể hiện 2.1. Gợi ý các bước sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục - Bước 1: Xây dựng ý tưởng và thiết kế kiểu dáng trang phục. - Bước 2: Sử dụng hoa văn truyền thống trong trang trí. - Bước 3: Phối màu trang phục. - Bước 4: Hoàn thiện bản thân.
2.2. Thiết kế một bộ trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số - Một số mẫu trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số:
|
---------------Còn tiếp----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác