Soạn mới giáo án Sinh học 10 Cánh diều bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Soạn mới giáo án sinh học 10 cánh diều bài Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT

 

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
  • Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
  • Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm sinh trưởng, sinh sản ở VSV; Trình bày được đặc điểm của các pha sinh trưởng; Phân biệt được các hình thức sinh sản của VSV; Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV; Biết được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về sinh trưởng và sinh sản ở VSV vào những tình huống thực tế.
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi học về sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật.
  • Năng lực tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về sinh trưởng và sinh sản của VSV.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp về các vấn đề liên quan đến sinh trưởng và sinh sản của VSV.
  1. Phẩm chất

Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  4. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về lí do vết mốc lan rộng theo thời gian.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1 (SGK tr.109) và đặt câu hỏi: Vì sao lát bánh mì bị mốc và vết mốc lại lan rộng theo thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những ý kiến của HS, chốt đáp án và dẫn dắt vào bài học mới: Nguyên nhân dẫn đến sự lan rộng của các vết mốc là do quá trình sinh trưởng và sinh sản của VSV trên lát bánh mì. Trong bài học hôm nay – Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế nhân lên của VSV và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sinh sản ở VSV.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình sinh trưởng ở vi sinh vật

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

- Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc các thông tin và quan sát những hình ảnh mục  I (SGK tr.109 - 110) để hiểu về quá trình sinh trưởng ở VSV.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để HS hướng dẫn HS thảo luận về nội dung SGK

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về qua trình sinh trưởng của VSV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●       Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở VSV

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.109) để tìm hiểu khái niệm sinh trưởng của VSV.

- GV đưa ra các nhiệm vụ học tập cho HS:

Quan sát Hình 18.2 (SGK tr.109), trao đổi và trả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét sự hình thành và thay đổi của khuẩn lạc nấm (quần thể nấm) theo thời gian. Vì sao có sự thay đổi này?

+ Nêu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

+ Vì sao sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật thường được mô tả bằng sự sinh trưởng của một quần thể vi sinh vật?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ cho HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm đôi chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết luận khái niệm và chuyển sang nhiệm vụ tiếp  theo.

●       Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát Bảng 18.1 và Hình 18.3 (SGK tr.109 - 110) để tìm hiểu về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

- GV cho HS nghiên cứu thông tin trong Bảng 18.1, thiết kế các mảnh ghép ghi diễn biến các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn và một bảng trống (chỉ để tên các đề mục của các hàng và cột), yêu cầu các cặp đôi ghép thông tin vào các cột tương ứng trong bảng. GV lưu ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS không được sử dụng SGK.

- Sau khi các nhóm hoàn thành bảng, GV đưa ra các câu hỏi thảo luận:

Từ các thông tin mô tả trong hình 18.3 và bảng 18.1 trong SGK, hãy cho biết:

+ Vì sao ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ vi khuẩn gần như không thay đổi?

+ Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào? Giải thích.

+ Vì sao số tế bào chết trong quần thể vi khuẩn tăng dần từ pha cân bằng đến pha suy vong?

GV yêu cầu các cặp đôi thảo luận cùng nhóm 6 HS. Thống nhất sản phẩm của nhóm. GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo. GV nhận xét và kết luận.

.Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK, trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ cho HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện một số HS báo cáo.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở VI SINH VẬT

- Sinh trưởng và phát triển ở vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

- Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn nuôi trong hệ kín được chia thành 4 pha: tiềm phát (lag), lũy thừa (log), cân bằng và suy vong.

--------------------------Còn tiếp-----------------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 10 Cánh diều bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 10 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 10 mới cánh diều bài Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật, giáo án soạn mới sinh học 10 cánh diều

Soạn mới giáo án Sinh học 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay