Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Năng lực sinh học:
- Năng lực chung:
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế bào nhân thực.
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Tranh phóng to các hình trong SGK.
- Video hoặc tranh ảnh về nhân và các bào quan trong tế bào (nếu có).
- Phiếu học tập số 1: Màng sinh chất
- Phiếu học tập số 2: Nhân và các bào quan
- Phiếu học tập số 3: Các bào quan khác.
- Video về cấu trúc màng sinh chất và cấu trúc tế bào.
- Các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ theo hướng dẫn SGK.
- SGK, SBT Sinh học 10
- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nêu các thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, liệt kê các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
Các thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực: màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Ngoài ra, còn các bộ phận khác như: chất nền ngoại bào, thành tế bào bao quanh màng sinh chất, tế bào chất, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, Lysosome, không bào trung tâm, Peroxisome, Ribosome, trung thể, bộ khung tế bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ rất nhiều, do đó, những chức năng mà chúng thực hiện cũng phức tạp hơn so với tế bào nhân sơ. Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chức năng của từng thành phần đó. Chúng ta hãy cùng bắt đầu bài mới – Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực
Hoạt động 1: Tìm hiểu về màng sinh chất
- GV đặt câu hỏi để HS dự đoán.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xem video về cấu trúc màng sinh chất và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS dự đoán: “Nhờ đặc điểm cấu trúc nào của tế bào mà khi chúng ta ngâm tay vào nước tay vấn không bị trương phồng lên?” - GV để HS tự do đưa ra dự đoán, chưa kết luận đáp án câu hỏi. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 6 HS, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.42 – 43) để tìm hiểu về cấu trúc màng sinh chất. - GV cho HS xem video ngắn về màng sinh chất để thực hiện các bài tập trong Phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập đính kèm ở phần Hồ sơ học tập) Link video: https://youtu.be/fJfTDc3WzQ8 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK, kết hợp với đoạn video GV cung cấp, thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV cho các nhóm đánh giá lẫn nhau: Nhóm 1 và nhóm 3 góp ý và bổ sung vào sản phẩm của nhóm 2; Nhóm 2 và nhóm 3 góp ý và bổ sung vào sản phẩm của nhóm 1,… – GV yêu cầu đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS thông qua phiếu học tập. - GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Màng sinh chất - Chức năng: + Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào (ngoại bào). + Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. + Đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào. - Cấu trúc: + Các phân tử protein nằm xen kẽ trong lớp lipid kép của màng sinh chất tạo thành cấu trúc “khảm lỏng” (khảm động). + Các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng. Các đầu ưa nước quay ra ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh, chỉ cho một số phân tử nhất định (ví dụ phân tử kị nước) đi qua dễ dàng. => có tính thấm chọn lọc (tính bán thấm). - Các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol,... ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử => giúp bảo tính lỏng của màng => tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt của màng sinh chất. - Các phân tử protein sắp xếp khác nhau: có phân tử xuyên qua lớp phospholipid (protein xuyên màng), có phân tử chỉ bám vào phân tử protein khác và thực hiện các chức năng khác nhau. |
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác