Soạn mới giáo án Toán 8 chân trời Chương 4 Bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

Soạn mới Giáo án Toán 8 CTST Bài Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: LỰA CHỌN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỂ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU (4 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart), biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn).
  • So sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
  • Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

-2. Năng lực 

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: 

  • Tư duy và lập luận toán học
  •  Mô hình hóa toán học: 
  • Giao tiếp toán học
  1. Phẩm chất
  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh và mô hình liên quan đến nội dung bài học 

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- HS ôn tập lại công dụng của các loại biểu đồ đã học ở các lớp dưới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về các dạng biểu đồ đã học và so sánh công dụng của mỗi loại.

Thu hút HS vào bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. 
  2. c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu của hoạt động. (chưa cần HS giải):  

Hãy gọi tên các loại biểu đồ có trong bức hình dưới đây.”

 

+ GV có thể trình chiếu lần lượt từng biểu đồ, dẫn dắt, gợi ý để HS đưa ra câu trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả:

- Biểu đồ tranh, biểu đồ hình quạt, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, biểu đồ đoạn thẳng.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Chúng ta đã biết các loại biểu đồ và công dụng của các loại biểu đồ đó, buổi học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về các dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu để để lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp..”.

Bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu.

  1. a) Mục tiêu:

- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về tình huống cần lựa chọn biểu đồ, phân biệt mặt thuận lợi và hạn chế của mỗi loại.

- HS thực hành lựa chọn loại biểu đồ để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.

- HS có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế biểu diễn dữ liệu thống kê vào hai dạng biểu đồ khác nhau.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK 

  1. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ các đặc điểm và mục đích sử dụng của các loại biểu đồ để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng 
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐKP1 nhằm ôn lại mục tiêu của các biểu đồ.

+ GV gọi một vài HS trình bày kết quả.

+ GV đặt thêm câu hỏi: 

"Em hãy phân biệt mặt thuận lợi và hạn chế của mỗi loại?"

GV chữa bài, chốt đáp án. 

- GV dẫn dắt, đi đến kiến thức trọng tâm như trong SGK về mục đích biểu diễn của các loại biểu đồ.

+ GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm.

 






- GV tổ chức cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để rèn luyện kĩ năng chọn biểu đồ phù hợp để biểu diễn dữ liệu dựa trên mục đích sử dụng.

- HS áp dụng kiến thức hoàn thành bài Thực hành 1. (HS nói cho nhau nghe và sửa lỗi).

GV chữa bài và lưu ý HS những nhầm lẫn hay mắc phải.


- HV vận dụng kiến thức trả lời các yêu cầu của Vận dụng 1 vào vở cá nhân.

+ GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ.



















Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.  

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại các loại biểu đồ và mục đích sử dụng của chúng.

1. Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

HĐKP1:

Ta ghép cặp như sau: 

1 – D; 2 – C; 3 – B; 4 – E; 5 – A.

Kết luận:

Biểu đồ cho chúng ta hình ảnh cụ thể về số liệu. Việc chọn loại biểu đồ phù hợp sẽ giúp chúng ta thể hiện số liệu thống kê một cách rõ ràng, trực quan, dễ đọc và dễ hiểu. 

- Ta thường chọn biểu đồ tranh khi số liệu ở dạng đơn giản và muốn tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh.

- Với những số liệu phức tạp hơn, số liệu lớn, sự sai khác giữa các số liệu cũng lớn và để thuận tiện trong việc so sánh thì ta thường chọn biểu đồ cột.

- Nếu muốn có sự so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép

- Để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn đồ hình quạt tròn. thể, ta thường sử dụng biểu đồ hình quạt tròn.

- Khi biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian, ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng.

Ví dụ 1: SGK - tr99

Thực hành 1:

a) Ta dùng biểu đồ cột kép để biểu diễn dữ liệu về cân nặng trung bình (đơn vị: kg) của nam, nữ tại một số nước trong khối Asean.

b) Ta dùng biểu đồ hình quạt tròn để biểu diễn dữ liệu về tỉ lệ phần trăm số tiết học các nội dung trong môn Toán lớp 8.

Vận dụng 1:

a) Biểu diễn dữ liệu trong bảng trên vào biểu đồ cột như sau:

b) Để biểu diễn dữ liệu trong bảng trên vào biểu đồ hình quạt tròn, ta tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể như bảng sau:

Công việc

Tỉ lệ phần trăm

(%)

Học trên lớp

20,83%

Ngủ

33,33%

Ăn uống, vệ sinh cá nhân

8,33%

Làm bài ở nhà

12,5%

Làm việc nhà

8,33%

Chơi thể thao/ Giải trí

16,68%

Biểu diễn dữ liệu trong bảng trên vào biểu đồ hình quạt tròn như sau:



 

Hoạt động 2: Các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu

  1. a) Mục tiêu:

- Giúp HS làm quen với thực tế nhận biết các dạng biểu diễn khác nhau của cùng một tập hợp dữ liệu

- HS thực hành chuyển đổi dữ liệu giữa các dạng khác nhau để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.

- Hs có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế biểu diễn dữ liệu thống kê về số huy chương SEA Games từ dạng bảng dọc sang dạng bảng ngang và dạng biểu đồ kép.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng trong SGK. 

  1. c) Sản phẩm: HS vận dụng linh hoạt, trực quan kiến thức về các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ, Thực hành; Vận dụng.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận thực hiện hoàn thành yêu cầu của HĐKP2

 (GV phân tích, hướng dẫn cụ thể cho HS trước khi thực hiện, đồng thời quan sát, hỗ trợ khi HS khó khăn) 

GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS.











- GV dẫn dắt, kết luận về ý nghĩa của việc chuyển đổi dữ liệu giữa các dạng biểu diễn.




- GV dẫn dắt, phân tích , đặt câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện Ví  dụ 2, Ví dụ 3 để HS biết cách chuyển đổi dữ liệu giữa các biểu diễn.

- HS áp dụng kiến thức thực hiện Thực hành 2 vào vở cá nhân.


- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế hoàn thành Vận dụng 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, vận dụng quy tắc hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.  

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại ý nghĩa của việc chuyển đổi dữ liệu.

2. Các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu

HĐKP2:

Mục chi tiêu

Liệt kê chi tiết

Tỉ lệ phần trăm ngân sách

Chi tiêu thiết yếu

Tiền ăn, tiền ở, đi lại, hóa đơn tiện ích

50%

Chi tiêu tài chính

Trả nợ, tiết kiệm, dự phòng

20%

Chi tiêu cá nhân

Du lịch, giải trí, mua sắm

30%


Kết luận:

Một tập dữ liệu có thể biểu diễn dưới các dạng khác nhau. Chuyển đổi dữ liệu giữa các dạng giúp công việc thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.


Ví dụ 2: SGK-tr102,103

Ví dụ 3: SGK-tr103


Thực hành 2.

a) Biểu diễn tập dữ liệu trên dưới dạng hai biểu đồ cột:

b) Biểu diễn tập dữ liệu trên dưới dạng một biểu đồ cột kép:


Vận dụng 2

Quan sát bảng số liệu ta hoàn thành được bảng thống kê như sau:

Quốc gia

Số huy chương vàng

Tổng số huy chương

Việt Nam

205

446

Thái Lan

92

332

Indonesia

69

241

Philippines

52

227


Biểu đồ cột kép biểu diễn số huy chương của bốn quốc gia dẫn đầu SEA Games 31:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu thông qua một số bài tập.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào vở cá nhân.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan và hoàn thành trò chơi trắc nghiệm.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT1; BT2; BT3 (SGK – tr106, 107)

- GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm.

Câu 1. Chọn phát biểu đúng.

  1. Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên bảng mới giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
  2. Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ mới giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
  3. Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu
  4. Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ không giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu

Câu 2. Số lượt học sinh vắng được lớp trưởng thống  kê trong một tuần của lớp 9A1 ở trường THCS Nguyễn Du.

Các thông tin không hợp lí của bảng dưới đây là:

Ngày

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Số lượt vắng

2

k

3

p

1

0,5

  1. k, p, 0,5
  2. 2
  3. 3, 1
  4. k

Câu 3. Thống kê điểm toán của 40 học sinh của một lớp người ta thu được biểu đồ đường gấp khúc của tần suất như sau:

Hãy cho biết lớp đó ở khoảng điểm nào có nhiều bạn nhất?

  1. [3;4]
  2. [7; 8]
  3. [5; 6]
  4. [9; 10]

Câu 4. Cho bảng số liệu

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  1. Đường.
  2. Tròn.
  3. Miền.
  4. Kết hợp.

Câu 5.  Hoa vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ chi phí xây dựng nhà ở của gia đình theo bảng thống kê dưới đây

Loại chi phí

Số tiền (triệu đồng)

Tiền công

250

Gỗ

100

Giám sát thi công

150

Thép

52

Gạch

200

Xi măng

150

 

Bạn hãy cho biết biểu đồ Hoa vẽ đã chính xác chưa. Nếu chưa thì cần điều chỉnh lại như thế nào cho đúng?

  1. Hoa vẽ chính xác
  2. Chưa đúng, cần đổi chỗ phần chữ chú thích trên biểu đồ của thép cho gạch thì biểu đồ chính xác.
Soạn mới giáo án Toán 8 chân trời Chương 4 Bài 2: Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Toán 8 CTST mới, soạn giáo án Toán 8 mới Chân trời bài Lựa chọn dạng biểu đồ để biểu diễn dữ liệu, giáo án soạn mới Toán 8 CTST

Soạn mới giáo án toán 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay