Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (3 tiết)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh và mô hình liên quan đến nội dung bài học.
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
- Ôn lại các biểu đồ đã được học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS củng cố, nhớ lại kiến thức cũ.
Tạo động cơ và giúp HS có hứng thú với nội dung bài học.
Thu hút học sinh vào bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận thực hiện yêu cầu của hoạt động. (chưa cần HS giải):
“Bà Sáu đã ghi lại số trái sầu riêng bán được theo từng tháng trong năm trước như bảng sau:
Tháng | Số trái sầu riêng bán được |
1 | 32 |
2 | 25 |
3 | 65 |
4 | 70 |
5 | 124 |
6 | 110 |
7 | 80 |
8 | 50 |
9 | 45 |
10 | 54 |
11 | 65 |
12 | 36 |
Từ bảng trên, bà Sáu nhận định rằng: Hằng năm, số trái sầu riêng bán được vào tháng 5 và tháng 6 nhiều hơn các tháng còn lại. Nhờ vậy, tháng 5 năm nay bà Sáu nhập sầu riêng nhiều hơn và bán được nhiều hơn các năm qua.
Hãy thảo luận nhóm để tìm hiểu các lợi ích của việc phân tích dữ liệu thống kê."
+ GV dẫn dắt, đặt câu hỏi gợi ý để HS đưa ra câu trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát đọc tình huống mở đầu và thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời một vài HS phát biểu, trình bày miệng đáp án của mình.
Kết quả:
Phân tích dữ liệu thống kê giúp ta phát hiện vấn đề và tìm được cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí theo số liệu thống kê.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới.
Bài 3: Phân tích dữ liệu
Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề qua phân tích dữ liệu thống kê
- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về phân tích số liệu thống kê để tìm kiếm thông tin mong muốn.
- HS thực hành phân tích số liệu thống kê để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát và hoạt động nhóm 4 thực hiện HĐKP1. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, sau đó dẫn dắt giới thiệu ý nghĩa của việc phân tích dữ liệu thống kê. - GV dẫn dắt, phân tích cho HS đọc hiểu Ví dụ 1, hoàn thành vào vở cá nhân. - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. - GV cho HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế phân tích biểu đồ thống kê về tỉ lệ phần trăm học sinh khối 9 chọn môn thể thao yêu thích nhất hoàn thành Vận dụng 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm 4 HĐKP1: các thành viên trao đổi, viết kết quả vào bảng nhóm. - GV bao quát, hỗ trợ các nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình. - HĐ cá nhân/cặp đôi: HS hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng/ trình bày bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, nhắc nhở HS hoàn thành vở đầy đủ, mời 1 -2 HS phát biểu lại ý nghĩa của việc phát hiện vấn đề qua phân tích dữ liệu thống kê. | 1. Phát hiện vấn đề qua phân tích dữ liệu thống kê HĐKP1: Do mỗi học sinh chọn 1 môn nên ta có: +) Số học sinh nữ của lớp 8A là: 4 + 2 + 7 + 4 = 17 (học sinh); +) Số học sinh nam của lớp 8A là: 17 + 3 + 1 + 4 = 25 (học sinh); +) Tổng số học sinh của lớp 8A là: 17 + 25 = 42 (học sinh). Phân tích dữ liệu thống kê giúp ta phát hiện các vấn đề cần quan tâm. Ví dụ 1. (SGK – tr109) Thực hành 1. + Môn bóng đá có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn là: 417.100%=23,53% + Môn bóng chuyền có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn là: 23.100%=66,67% + Môn bóng bàn có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn là: 71.100%=700% + Môn cầu lông có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn là: 44.100%=100% Vận dụng 1: - Do 17% < 19% < 47% nên bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất của học sinh khối 8. - Phân tích biểu đồ hình quạt tròn ta thấy:
|
Hoạt động 2: Giải quyết các vấn đề qua phân tích biểu đồ thống kê
- HS làm quen với việc ra quyết định thông qua thực tế phân tích dữ liệu từ biểu đồ cột kép, so sánh kết quả của việc học có và chưa có áp dụng phương pháp giáo dục STEM.
- HS thực hành sử dụng dự định thống kê trong việc lựa chọn để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.
- HS có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào việc phân tích bảng thống kê để hỗ trợ đánh giá trong thực tế sản xuất hoặc kinh doanh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu hoạt động nhóm thực hiện lần lượt các yêu cầu hoàn thành HĐKP2. - GV dẫn dắt, giảng giải để cho HS biết ý nghĩa của việc phân tích biểu đồ thống kê - GV cho HS áp dụng kiến thức, trả lời câu hỏi goàn thành Ví dụ 2. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi áp dụng kiến thức hoàn thành Thực hành 2 vào vở cá nhân. - GV cho HS tự hoàn thành Vận dụng 2 vào vở, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. GV chữa bài, chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện các hoạt động, giải các bài tập theo yêu cầu của GV để tiếp nhận công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng . Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày kết quả - HĐ cá nhân: HS hoàn thành bài tập vào vở cá nhân, giơ tay trình bảng. - Lớp chú ý nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát kiến thức, đánh giá quá trình học và tiếp nhận kiến thức của HS. | 2. Giải quyết các vấn đề qua phân tích biểu đồ thống kê HĐKP2: Phân tích biểu đồ và so sánh ta thấy điểm kiểm tra của các bạn sau khi thầy giáo thực hiện giáo dụ STEM vào tháng 10 đều cao hơn tháng 9. Do đó, thầy giáo nên tiếp tục thực hiện giáo dục STEM. Việc phân tích biểu đồ thống kê giúp ta nắm bắt thông tin nhanh chóng, từ đó có những lựa chọn hoặc ra quyết định hợp lí hơn. Ví dụ 2: (SGK-tr110, 111) Thực hành 2: Phân tích biểu đồ tranh và chuyển dữ liệu từ biểu đồ tranh sang bảng thống kê ta được:
Ta thấy chỉ có cửa hàng Xanh Sạch bán được dưới 200 giỏ trái cây nên cửa hàng này phải đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Vận dụng 2:
Ta thấy có hai cửa hàng bán được từ 500 giỏ trái cây trở lên, đó là cửa hàng Bốn Mùa và cửa hàng Quả Ngọt nên hai cửa hàng này sẽ được đầu tư xây một nhà kho bảo quản. |
- HS củng cố và rèn luyện kĩ năng phân tích dữ liệu để giải một số bài toán.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT1; BT2 (SGK – tr112).
- GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1. Dựa theo dữ liệu ở bảng trong câu 1, Đội trưởng thông báo rằng tỉ số phần trăm của số lao động giỏi và số người ở cả đội là 65%. Thông báo đó của đội trưởng có đúng không?
Câu 2. Bạn Minh ghi chép điểm Toán của các bạn trong tổ 1 của lớp 8A trong bảng dưới.
Điểm | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Số bạn | 1 | 2 | 3 | 1 | 4 | 1 |
Hãy cho biết có bao nhiêu bạn được trên 7 điểm, đạt loại khá giỏi?
Câu 3. Biểu đồ cột ở Hình 8 biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2018 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Câu 4. Cho biểu đồ biểu diễn các hoạt động của học sinh khối 8 trong thời gian rảnh rỗi.
Hãy dự đoán trong 200 học sinh khối 7 có khoảng bao nhiêu bạn thích chơi thể thao trong thời gian rảnh rỗi.
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: