Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…./…
Ngày dạy: …/…/…
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM:
HOẠT ĐỘNG 1. DÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ GẤP HỘP QUÀ TẶNG ( 1 tiết)
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, phần mềm Geogebra hoặc GSP.
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, dụng cụ học tập thông thường; giấy bìa màu, chì màu, keo dán, kéo, compa...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS ôn lại kiến thức cũ thông qua phiếu trắc nghiệm:
Câu 1: Hình chóp tứ giác đều có mặt bên là hình gì?
Câu 2: Hình chóp tứ giác đều có tất cả bao nhiêu mặt?
Câu 3. Chọn khẳng định sai: Cho hình chóp tứ giác đều. Khi đó:
Câu 4. Một hình chóp tứ giác đều có chiều cao 35 cm, cạnh đáy 24 cm.. Tính độ dài trung đoạn
Câu 5. Chân đường cao của hình chóp tam giác đều là :
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏ của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay, trả lời câu hỏi .
- GV mời một vài HS phát biểu, cho ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành.
⇒ HOẠT ĐỘNG 1: DÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ GẤP HỘP QUÀ TẶNG.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách làm
- HS nhớ lại kiến thức đã học liên quan đến hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (mặt đáy, mặt bên, cạnh bên, cạnh đáy,…)
- Vận dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều để vẽ, cắt, gấp và xếp hình..
- Phát triển năng lực sáng tạo cho HS (tô màu trang trí các mặt của khối)
HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV để khám phá và ghi nhớ kiến thức.
- HS ghi nhớ các kiến thức cũ về đặc điểm của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: