Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5-6? Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ? Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho?
Câu 7: Tác giả đặt ra những vấn đề gì mới ở hai câu 5-6? Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ? Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận thánh hiền trong khi bản thân là bậc nhà Nho?
Câu trả lời:
- Những vấn đề mới ở hai câu 5-6:
- Non sông đã chết....Hiền thánh còn đâu?: Việc học hành thi cử cũ, không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại. (Cụ không hề phủ nhận Nho giáo, cụ chỉ muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc! Con người tràn đầy nhiệt huyết, cá tính mạnh mẽ ưa hành động đã dùng những từ phủ định đầy ấn tượng:
- “Tử hĩ” (chết rồi); “Đồ nhuế” (nhơ nhuốc); “Si” (ngu): So với nguyên tác, các cụm từ đồ nhuế (nhơ nhuốc) được dịch là nhục, tụng diệc si (học cũng chỉ ngu thôi) được dịch là học cũng hoài chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.
- Quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ: Về quan niệm sống chết của các bậc tiền bối:
- Trần Quốc Tuấn (trong Hịch tướng sĩ): Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn
- Nguyễn Đình Chiểu (trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc): Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn - Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ...
- Phan Bội Châu khác hoàn toàn với các bậc tiền bối: "Non sông đã mất, sống thêm nhục" -> Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở Nho gia thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan.